Việc nghiên cứu về quan hệ pháp luật góp phần bổ sung, hoàn thiện cũng như làm sâu sắc hơn những tri thức lí luận về vai trò của pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật… Đồng thời, thông qua nghiên cứu vấn đề này, các cá nhân, tổ chức trong xã hội có thể biết cách vận dụng pháp luật để xác định cách thức ứng xử cụ thể khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi nào theo quy định mới? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi nào?
Các quan hệ xã hội – chính trị; kinh tế và các quan hệ xã hội khác được pháp luật điều chỉnh; không mất đi thuộc tính vốn có của mình nhưng các quan hệ đó có thêm một thuộc tính mới – tính pháp luật và trở thành quan hệ pháp luật. Thuộc tính ý chí; có ý thức của quan hệ pháp luật có thể được thừa nhận từ hai góc độ:
1) Quan hệ pháp luật hình thành; phát triển; chấm dứt trên cơ sở các quy phạm pháp luật – sản phẩm của hoạt động có ý thức; thể hiện ý chí của nhà làm luật;
2) Những mệnh lệnh mang tính Nhà nước và pháp luật chứa đựng trong lòng quan hệ pháp luật; các quyển và nghĩa vụ pháp lí thể hiện trong quan hệ pháp luật chỉ được thực hiện; trở thành hiện thực thông qua hoạt động có ý thức của con người. Quan hệ pháp luật là loại quan hệ phổ biến; chủ yếu trong mọi mặt hoạt động của Nhà nước; xã hội và đời sống của công dân. Quan hệ giữa công dân với Nhà nước; giữa các quốc gia với nhau là quan hệ pháp luật.
Quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm chủ thể của quan hệ pháp luật, khách thể của quan hệ pháp luật và nội dung của quan hệ pháp luật
Chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định
– Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản.
Khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:
- Tài sản vật chất như tiền; vàng, bạc; nhà ở; phương tiện đi lại; vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác…;
- Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá; khám bệnh, chữa bệnh; chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
- Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm…
Nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể tham gia.
Có những loại quan hệ pháp luật nào?
Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.
– Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các ngành luật; đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…
– Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được xác định) và quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thể mang quyền; còn bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào).
– Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực; hợp pháp) và quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).
– Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh) và quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ).
Như vậy; quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh; trong đó các bên tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội
Quan hệ pháp luật được điều chỉnh bới các quy phạm pháp luật với những đặc điểm; yếu tố cấu thành riêng. Và quan hệ pháp luật là sự thể hình thức pháp lý của quan hệ xã hội; do khoa học pháp lý nghiên cứu.
Còn quan hệ xã hội thể hiện các mối quan hệ rộng giữ cá nhân với cá nhân; cá nhân với tổ chức trong đời sống; sinh hoạt. Quan hệ này tồn tại một cách khách quan; được điều chỉnh tổng thể bởi các quy phạm đạo đức; quy phạm xã hội, phong tục tập quán và đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội hoặc biện pháp đặc thù của các tổ chức.
Có thể bạn quan tâm
- Tờ trình mất thẻ đảng viên bao gồm những gì?
- Phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư năm 2022
- Mẫu hồ sơ chốt sổ BHXH 2021 gồm những nội dung gì? (luatsux.vn)
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Quan hệ pháp luật chỉ xuất hiện khi nào theo quy định mới?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty tnhh, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, xin cấp phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật
Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế
Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm chủ thể của quan hệ pháp luật, khách thể của quan hệ pháp luật và nội dung của quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.