“Xin chào luật sư. Hiện tại tôi đang làm môi giới cho một công ty bất động sản. Theo quy định pháp luật hiện nay phí môi giới có chịu thuế không theo quy định? Là một người môi giới tôi có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phí môi giới là gì?
Luật Thương mại 2005 quy định: ” Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng DV (bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, DV và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”
Theo đó, có thể hiểu chi phí hoa hồng môi giới được hiểu là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho bên môi giới cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế của từng hoạt động môi giới mang lại.
Phí môi giới có chịu thuế không theo quy định?
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, thực hiện khấu trừ theo tỷ lệ thống nhất 10% đối với thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên/lần trả thu nhập (không phân biệt cá nhân có hay chưa có mã số thuế).
Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân: “Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác”.
Theo đó, tiền hoa hồng từ đại lý bán hàng hóa, môi giới sẽ được xem là thu nhập tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Do đó, tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới sẽ là khoản thu nhập chịu thuế, người được nhận khoản tiền này phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu thuộc đối tượng phải nộp thuế.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong môi giới thương mại
Luật thương mại năm 2005 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới, cụ thể được ghi nhận từ điều 151 đến 153. Các bên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên môi giới thương mại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Được hưởng thù lao môi giới theo như thỏa thuận và các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới (kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới)
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Có quyền yêu cầu bên môi giới thực hiện đúng, đủ các nội dung công việc môi giới
- Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
- Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Như vậy, môi giới thương mại hiện nay được xếp vào các hoạt động trung gian thương mại cùng với vai trò giúp cho bên bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tìm được khách hàng. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để bên mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu, khả năng của mình. Ngoài ra, với nghĩa vụ “Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới” sẽ đảm bảo tính an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch.
Người môi giới có nhiệm vụ gì?
Trách nhiệm của người môi giới khi làm việc cho khách hàng có thể bao gồm:
- Xác định giá trị thị trường của tài sản được bán.
- Liệt kê và quảng cáo tài sản cần bán.
- Giới thiệu đặc điểm tài sản cho người mua tiềm năng.
- Tư vấn cho khách hàng về các ưu đãi và các vấn đề ảnh hưởng.
- Gửi toàn bộ các đề nghị mua hàng cho người bán để xem xét.
- Giúp người mua tìm hiểu toàn bộ các đặc điểm trong khu vực mà khách hàng hướng tới như tiềm năng của nhà đất, phạm vi giá và việc có thuyết phục các tiêu chí của người mua hay không.
- Phối hợp và giúp người mua tìm hiểu rõ thông tin.
- Khi có quyết định mua hàng, môi giới với người mua giúp khách hàng tạo ra thỏa thuận mua hàng và kí kết hợp đồng mua bán ban đầu của họ.
- Thay mặt người mua trong đàm phán với người bán thông qua đại lý hoặc nhà môi giới của họ.
- Khi một hợp đồng mua được thực hiện, điều phối tiến trình giao dịch ở phía người mua.
- Cung cấp và giải thích các tài liệu trong lúc giao dịch.
Có thể bạn quan tâm
- Điều kiện để trở thành người môi giới bất động sản?
- Luật chia hoa hồng môi giới nhà đất năm 2022
- Luật môi giới nhà đất 2022 quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phí môi giới có chịu thuế không theo quy định?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Tỷ lệ hoa hồng cho một giao dịch thành công thường khoảng 1 đến 2% giá trị hợp đồng với giao dịch mua bán và 1 tháng tiền thuê nhà với giao dịch cho thuê 1 năm.
Thông thường, lương của nhân viên môi giới làm cho công ty môi giới chỉ ở mức hỗ trợ. Lương cứng chỉ giao động từ 4 – 6 triệu/tháng, nhằm trang trải các khoản chi như: đi lại, tiếp khách, chạy quảng cáo,… theo thực tế, đã xác định làm môi giới, chắc chắn lương cứng không phải là yếu tố quan trọng quyết định việc lựa chọn công ty để đầu quân.
Căn cứ Điều 8 Luật Thương mại 2005 quy định về cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại:
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
– Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.
– Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.
– Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.