Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết pháp nhân thương mại có được xóa án tích hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Như chúng ta đã biết không riêng gì cá nhân phạm tội; các pháp nhân khi phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Câu hỏi đặt ra sau khi chấp hành xong án, thì các pháp nhân thương mại có được xóa án tích hay không? hay sẽ không phải chịu án tích như đối với các cá nhân phạm tội. Đây là câu hỏi hiện đang nhận được nhiều sử thắc mắc từ người dân cần được giải đáp.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc pháp nhân thương mại có được xóa án tích hay không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Pháp nhân thương mại là gì?
Theo Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 thì pháp nhân thương mại được hiểu như sau:
Điều 75. Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
– Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định.
Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
– Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự.
– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.
Các tội mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm
Không phải tội phạm nào pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm đối với một số tội nhất định.
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự hiện hành thì:
Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.
Theo quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự hiện hành thì pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm quy định tại các điều sau:
– Điều 188 (tội buôn lậu);
– Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới);
– Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm);
– Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm);
– Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả);
– Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm);
– Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh);
– Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi);
– Điều 196 (tội đầu cơ);
– Điều 200 (tội trốn thuế);
– Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước);
– Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán);
– Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán);
– Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm);
– Điều 213 (Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm);
– Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động);
– Điều 217 (tội vi phạm quy định về cạnh tranh);
– Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan);
– Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp);
– Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên);
– Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản);
– Điều 234 (tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã);
– Điều 235 (Tội gây ô nhiễm môi trường);
– Điều 237 (Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường);
– Điều 238 (Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông);
– Điều 239 (Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam);
– Điều 242 (Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản);
– Điều 243 (Tội hủy hoại rừng);
– Điều 244 (Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm);
– Điều 245 (Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên);
– Điều 246 (Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại);
– Điều 300 (Tội tài trợ khủng bố);
– Điều 324 (Tội rửa tiền);
Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội
– Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
- Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.
– Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm tội của mình gây ra.
– Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:
- Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
- Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.
Pháp nhân thương mại có được xóa án tích hay không?
Pháp nhân thương mại có được xóa án tích hay không? Theo quy định tại Điều 89 Bộ luật Hình sự hiện hành thì:
Điều 89. Xóa án tích
Pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên được xóa án tích; nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Như vậy thông qua quy định này ta đã trả lời được câu hỏi Pháp nhân thương mại có được xóa án tích hay không. Pháp nhân thương mại vẫn có án tích và sẽ được án tích sau thời gian 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung; các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án; mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.
Mời bạn xem thêm
- Lấy trộm xe máy là vi phạm gì theo pháp luật QĐ?
- Thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ như thế nào?
- Có quyền giữ xe máy của con nợ không chịu trả tiền không?
- Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Pháp nhân thương mại có được xóa án tích hay không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Nghị định 77/2019: Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, gồm từ 2 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Dựa theo những quy định pháp luật về chi nhánh có thể khẳng định chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
Chi nhánh là một tổ chức được thành lập theo quy trình, trình tự quy đinh tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, chi nhánh chỉ là một đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp. Do đó, nó không có đặc điểm “có tài sản độc lập với pháp nhân khác” cũng như không thể “tự chịu trách nhiệm bằng tài sản” của chính nó.
Bản chất của chi nhánh chỉ được thành lập, nhằm thay mặt doanh nghiệp thực hiện một (một vài) công việc được cho phép tại các địa phương doanh nghiệp không đặt trụ sở chính.
Đồng thời, tại Khoản 1, 2 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định:
Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.[…]
Công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật (phải chuẩn bị hồ sơ và làm theo thủ tục nhất định), có tài sản riêng (tài sản của công ty độc lập với tài sản của chủ sở hữu), có cơ cấu tổ chức và nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật (công ty hợp danh có người đại diện theo pháp luật là thành viên hợp danh).