Xin chào Luật sư, tôi là chủ của doanh nghiệp sản xuất khẩu trang ở Bắc Ninh. Trước đợt dịch, doanh nghiệp của tôi có chút lao đao về vấn đề tài chính, may mắn sau đó do dịch bệnh Covid-19 nên công ty tôi đã có một cuộc vực dậy khá là thành công, và có phần phát triển hơn trước rất nhiều. Dù đã hết dịch bệnh nhưng nhu cầu của thị trường vẫn cần nên công ty cũng đã ổn định dần và có những lĩnh vực đầu tư khác đề tránh việc mất thị trường lần nữa. Tuy nhiên trước đó, tôi đã có nợ xấu do không kịp trả tiền vay ngân hàng, đến giờ vẫn chưa được xóa. Lịch sử nợ xấu này làm tôi khá băn khoăn về việc mua nhà trả góp trong dự định sắp tới của mình. Vậy nợ xấu có mua trả góp được không? Hi vọng được Luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin trân thành cảm ơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Hi vọng Bài viết sau của Luật sư X sẽ mang lại câu trả lời hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 03/2013/TT-NHNN
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu thường được hiểu là khoản nợ khó đòi là từ dùng để chỉ khoản tiền vay nhưng không được hoàn trả đúng hạn.
Đối với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, nợ xấu được định nghĩa là khoản nợ được vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được ngày vay thanh toán đầy đủ. Theo hợp đồng đã ký kết, các hồ sơ bị xếp vào nhóm nợ xấu có thời gian quá hạn từ 90 ngày kể từ ngày bắt đầu đến hạn trả.
Việc thanh toán chậm trễ hoặc chưa thanh toán dù đã quá hạn thì hồ sơ tín dụng của người vay sẽ hiện hữu lịch sử nợ xấu. Và nếu như đã tất toán các khoản nợ xấu vay trước đó thì hồ sơ tín dụng của người vay cũng sẽ hiện hữu thông tin về khoản nợ xấu trong từng vài tháng.
Có nợ xấu có ảnh hưởng gì không ?
Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ xấu 3, 4, 5 sẽ rất khó tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng và các công ty tài chính.
Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
Chính vì vậy khi vay nợ, bạn cần lưu ý những thông tin trên để tránh dính vào nợ xấu cũng như đánh mất cơ hội vay sau này.
Phân loại các nhóm nợ xấu
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng thường sử dụng hệ thống CIC là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam để đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng. Theo đó, mức độ nợ xấu của người vay được chia cụ thể thành 5 nhóm tương ứng với từng mức độ khác nhau:
Nhóm 1 – Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn: Khách hàng có thời gian nợ quá hạn dưới 10 ngày, nhóm nợ này có thể xem xét vay ngay.
Nhóm 2 – Nhóm nợ cần chú ý: Khách hàng có thời gian nợ quá hạn từ 10 – 30 ngày, ở nhóm nợ này có thể vay trở lại sau 12 tháng.
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn: Khách hàng nợ quá hạn 30 – 90 ngày, nhóm 3 có thời gian có thể vay trở lại sau 5 năm.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ bị mất vốn: Người nợ quá hạn 90 – 180 ngày, ở nhóm nợ này thời gian áp dụng cho vay trở lại sau 5 năm.
Nhóm 5 – Nhóm nợ có khả năng mất vốn: Nhóm 5 người vay có thời gian nợ từ 180 ngày trở lên. Thời gian áp dụng cho vay trở lại với nhóm đối tượng này là 5 năm.
Ngoài CIC, ngày nay các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn sử dụng hệ thống PCB song song để tra cứu thông tin tín dụng của khách hàng vay vốn.
Qua mức đánh giá trên có thể thấy việc phân loại nhóm nợ xấu tăng dần theo mức độ. Tùy thuộc vào mức độ sẽ có những quy định riêng về việc cho phép nợ xấu mua hàng trả góp tiếp tục hay không theo khoảng thời gian nhất định.
Cách kiểm tra mình có bị nợ xấu hay không trên điện thoại?
Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.
Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống.
Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. …
Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống.
Bước 5: Nhận kết quả tra cứu.
Nợ xấu có mua trả góp được không?
Câu hỏi rất nhiều người đang bị nợ xấu thắc mắc rằng, bị nợ xấu có mua trả góp được không? Và câu trả lời cụ thể chính là tùy thuộc vào mức độ đánh giá nợ xấu và tùy thuộc vào đơn vị tổ chức cho vay mua trả góp.
Nợ xấu nhóm 1
Các ngân hàng và các công ty tổ chức tài chính có thể xem xét giải ngân hồ sơ mua trả góp của khách hàng nợ xấu trong nhóm 1. Bởi nhóm này thường là những con nợ có khả năng thanh toán cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.
Nợ xấu nhóm 2
Nếu bạn rơi vào trường nợ xấu nhóm 2, chắc chắn sẽ không có bất kỳ ngân hàng chấp nhận hồ sơ mua trả góp. Tuy nhiên nhóm nợ này có thể làm thủ tục mua trả góp ở các công ty tài chính, các công ty này có chính sách riêng đối với nhóm nợ xấu 2 tùy vào từng điều kiện và khả năng của mỗi khách hàng.
Để đảm bảo cơ hội thành công vay mua trả góp cao tốt nhất bạn nên chọn công ty tài chính làm hồ sơ vay mua trả góp tại các công ty tài chính khác tổ chức tài chính cũ nơi bạn bị dính nợ xấu.
Nợ xấu nhóm 3 4 5
Có thể thấy ở nhóm nợ xấu 3 4 5 là nhóm nợ xấu nghiêm trọng, không có bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào chấp nhận cho vay. Với trường hợp này điều duy nhất và bắt buộc chính là bạn chờ đợi từ 3 – 5 năm để được vay trở lại.
Như vậy có thể thấy nhóm khách hàng nợ xấu ở mức độ 3, 4, 5 không thể mua trả góp trong khoảng thời gian dài.
Có nên mua trả góp khi bị nợ xấu?
Trường hợp cá nhân đang dính nợ xấu, thì tốt nhất cá nhân đó nên thanh toán hết nợ cả gốc lẫn lãi của khoản vay cũ. Sau đó mới nên tiếp tục vay mua hàng trả góp.
Ngoài ra, cá nhân bị nợ xấu cũng nên cân nhắc và tính toán khi có ý định tiếp tục mua trả góp. Theo đó, nếu khoản tiền chi để trả góp hàng tháng chiếm dưới 50% thu nhập thì bạn có thể tham gia. Trường hợp ngược lại trên 50% thì không nên bởi cá nhân sẽ rất áp lực trong việc thanh toán nợ cũng như khó khăn về kinh tế để trang trải cuộc sống.
Lưu ý khi muốn mua trả góp mà đang bị nợ xấu
Nếu đang có nợ xấu thì bạn không nên mua trả góp, nên cân nhắc thanh toán hết nợ cũ trước khi đăng ký mua trả góp. Thông thường nếu đang có nợ xấu thì hồ sơ của bạn cũng khó được duyệt hơn,và phải đợi duyệt lâu hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể thấy sẽ có thêm gánh nặng cho cả 2 khoản vay cũ mới và khó được hưởng các ưu đãi nếu còn nợ xấu.
Nhưng nếu bạn bị nợ xấu rồi vẫn thực sự muốn vay trả góp món hàng nào đó thì nên nộp hồ sơ vay có khả năng trả nợ cao tại một số công ty tài chính để được xét duyệt vay sớm.
Ngoài ra lời khuyên là bạn nên tính toán trước, nếu khoản chi trả tiền theo hạn hàng tháng chiếm khoảng dưới 50% thu nhập thì hãy tham gia, còn nếu cao hơn thì không nên vì sẽ gây áp lực tài chính ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Điều này có thể khiến bạn mất uy tín đối với các tổ chức tín dụng.
Trường hợp nào thì cá nhân được xóa nợ xấu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định rằng ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.
Theo đó, khi có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán thì không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.
Đối với trường hợp các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bị nợ xấu được vay ngân hàng mua chung cư không?
- Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào?
- Mất bao lâu để được xóa lịch sử nợ xấu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nợ xấu có mua trả góp được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục nhập khẩu hàng hóa để in đúc tiền, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Có nhiều nguyên nhân gây phát sinh tình trạng nợ xấu khi vay tiền tại ngân hàng và các tổ chức tài chính. Có thể kể đến các nguyên nhân từ các phía.
Do ngân hàng
Ngân hàng không đủ thông tin chính xác để phân tích, đánh giá khách hàng, dẫn đến xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn dẫn đến việc chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay.
Do người vay
Người vay không thanh toán khoản vay theo đúng với thời hạn được ghi trong hợp đồng vay tiền
Khách hàng quên, hoặc cố tình thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng
Không thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng
Chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng, không có khả năng chi trả
Thực hiện mua trả góp tại các cửa hàng bán lẻ nhưng không thanh toán đúng thời hạn.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…
Xóa lịch sử nợ xấu là việc làm rất cần thiết để khách hàng tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn. Cách tốt nhất và nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu trên CIC là khách hàng đến làm việc trực tiếp với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất.
Trường hợp nợ xấu do lỗi của Ngân hàng hoặc lỗi của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Thì trước tiên, khách hàng cần kiểm tra thông tin rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ. Tiếp đó, cần làm công văn gửi Ngân hàng hoặc CIC để khiếu nại xóa nợ xấu trên CIC. Sau khi ngân hàng hoặc CIC phản hồi, khách hàng cần kiểm tra lại CIC để đảm bảo thông tin đã được cập nhật chính xác.
Một khi đã bị rơi vào nhóm nợ xấu trên CIC sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Do đó, trước khi vay vốn, khách hàng cần xem xét kỹ về các khoản vay, mức lãi suất, khả năng trả nợ. Đặc biệt với những người sử dụng thẻ tín dụng cần lưu ý chi tiêu hợp lý; trả nợ đúng hạn bởi lãi suất vay thẻ tín dụng là khá cao.