Trợ cấp thôi việc là một trong những loại trợ cấp; mà người lao động có thể được hưởng sau khi chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào khi người lao động chấm dứt quan hệ lao động; với người sử dụng lao động cũng được nhận loại trợ cấp này. Vậy khi nào người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc trong trường hợp nghỉ việc. Hãy cùng Luật Sư X đi tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Trợ cấp thôi việc là gì ?
Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải chi trả; cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.
Theo đó khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ tri trả trợ cấp thôi việc; cho người lao động dựa trên mức lương người lao động thực nhận và tỷ lệ; được pháp luật quy định. Trong đa phần các trường hợp khi chấm dứt hợp đồng lao động; thì người lao động đều được nhận khoản tiền trợ cấp thôi việc nếu làm việc tại doanh nghiệp; từ đủ 12 tháng trở lên. Ngoại trừ một số trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của Luật Lao động 2019.
Những trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
Theo quy định tại khoản 1 điều 46 Bộ Luật Lao động 2019; quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này; thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động; đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên; mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương; trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Như vậy, có thể thấy trong nếu các đối tượng thuộc các trường hợp quy định tại điều 46; thì được hưởng chợ cấp mất việc làm theo quy định. Đối với các trường hợp người lao động không được hưởng; trợ cấp thôi việc được liệt kê dưới đây:
- Hết hạn hợp đồng lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp; được trả tự do khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam; tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án; quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.
- Chưa làm việc thường xuyên đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động.
- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng
Không được hưởng trợ cấp thôi việc nhưng sẽ được hưởng trợ cấp khác
Căn cứ quy định của BLLĐ năm 2019, khi nghỉ việc, dù không được hưởng trợ cấp thôi việc nhưng người lao động vẫn có thể được hưởng các khoản tiền sau nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán
Khi chấm dứt hợp đồng lao động, mọi người lao động đều được nhận khoản tiền này. Theo Điều 48 BLLĐ năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc (chậm nhất là 30 ngày) kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó có tiền lương cho những ngày người này đã làm việc.
NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc nhưng được hưởng tiền trợ cấp mất việc làm
Căn cứ Điều 47 BLLĐ năm 2019, người lao động làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho người sử dụng lao động mà bị chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu, công nghệ; hoặc vì lý do kinh tế, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được nhận trợ cấp mất việc làm.
Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết
Theo khoản 3 Điều 113 BLLĐ năm 2019, người lao động chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm mà phải nghỉ việc thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Trợ cấp thất nghiệp
Khoản tiền này sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động. Nếu người này đáp ứng đủ các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng; đã nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ…
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ”Những trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc“; sẽ giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0936.408.102
Câu hỏi liên quan
ta có công thức tính tiền trợ cấp thôi việc như sau:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 mức lương trước khi thôi việc x Thời gian làm việc
Trong đó:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc;
Người lao động khi rơi vào trường hợp này nên thực hiện việc khiếu nại đến người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý có thể nhờ công đoàn hoặc tổ chức đại diện cho người lao động bảo vệ quyền lợi cho mình; hoặc có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Câu trả lời là không; Người lao động chỉ có nghĩa vụ đóng các khoản phí liên quan đến bảo hiểm xã hội và phí công đoàn nếu có. Đối với trợ cấp thôi việc người lao động không có nghĩa vụ phải đóng mà đây là khoản mà người sử dụng lao động phải bỏ ra để trả cho người lao động trong một số trường hợp nhất định theo luật.