Chào luật sư, con tôi năm nay đi học và đã lên lớp 2 . Vừa rồi đi họp phụ huynh, cô giáo có phổ biến là phải mua đồng phục mới theo quy định của nhà trường. Tôi thấy điều này không hợp lý, bởi giá đồng phục không hề rẻ, có rất nhiều gia đình không có điều kiện và con tôi vẫn mặc vừa đô. Luật sư cho tôi hỏi Nhà trường bắt học sinh mua đồng phục mới có phạm luật không? Mong nhận được tư vấn của Luật sư
Chào bạn, Luật sư X rất vui khi nhận được câu hỏi của bạn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề thắc mắc nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 26/2009/TT-BGD
Quy định của pháp luật về đồng phục học sinh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2009/TT-BGD quy định , có giải thích về khái niệm đồng phục như sau:
1. Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá.
Đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
Nguyên tắc mặc đồng phục
- Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
- Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
- Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
Nhà trường bắt học sinh mua đồng phục mới có phạm luật không?
Hàng năm, mỗi dịp năm học mới một vấn đề dễ thấy hay nổi lên trong môi trường học tập, đó là vấn đề học sinh mặc và may đồng phục ở tất cả các trường học trên cả nước. Một số trường có quy định bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục đến trường. Nhưng việc Nhà trường bắt học sinh mua hoặc may đồng phục mới là hành vi vi phạm pháp luật.
Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên. Theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục có tình trạng lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu góp hoặc ép buộc học sinh may (mua) quần áo đồng phục trái quy định.
Mua bán đồng phục học sinh là một giao dịch dân sự, để giao dịch dân sự này có hiệu lực thì việc mua bán đó phải dựa trên cơ sở tự nguyện và có tính cưỡng chế, người tham gia giao dịch phải có năng lực pháp luật. . , năng lực dân sự phù hợp với giao dịch và mục đích của pháp luật dân sự; nội dung kinh doanh không được pháp luật cấm, trái đạo đức xã hội, hình thức giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Các khoản tiền nhà trường không được thu của học sinh năm học 2022-2023
Theo quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học những khoản tiền sau đây:
– Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
– Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:
- Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường;
- Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;
- Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;
- Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;
- Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Trường học có được phạt tiền học sinh không?
Luật giáo dục hiện hành chưa có những quy định hướng dẫn rõ ràng về những hình phạt trong giáo dục. Nếu hình thức kỷ luật của nhà trường không phải hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học thì pháp luật không có chế tài xử lý.
Do đó, việc trường học có hình phạt tiền khi học sinh vi phạm chưa thể coi là vi phạm pháp luật. Trên thực tế, ở nhiều nơi đã áp dụng hình phạt này, tuy nhiên số tiền phạt lại được đưa vào quỹ của lớp để thực hiện mục đích chung.
Tuy nhiên, nếu phụ huynh thấy hình phạt không phù hợp và có nhiều hạn chế, có thể ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh thì có thể nộp đơn đến hiệu trưởng, người phụ trách trường học để đưa ra ý kiến và yêu cầu dừng hình phạt.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nhà trường bắt học sinh mua đồng phục mới có phạm luật không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Chế độ trợ cấp xã hội cho học sinh sinh viên mới năm 2022
- Học sinh cấp 3 có được làm thêm ở vũ trường không?
- Quy định về dạy thêm học thêm của bộ giáo dục 2022
Câu hỏi thường gặp
Hầu hết các trường học đều có đồng phục riêng cho trường mình. Khi đi học, nếu trong trường hợp nội quy, quy định trong trường học học sinh, sinh viên phải mặc đồng phục theo yêu cầu nội quy của nhà trường thì bắt buộc phải mặc đồng phục đúng theo quy định. Trong trường hợp không mặc đồng phục đúng quy định, sẽ bị xử lý kỷ luật theo nội quy của nhà trường.
1. Đồng phục mùa hè bao gồm:
a) áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
b) Giày hoặc dép có quai hậu.
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.
2. Đồng phục mùa đông bao gồm:
a) áo khoác.
b) Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
c) Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học)
3. Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.