Nhằm đẩy lùi tình trạng tảo hôn tại các khu vực có người dân tộc thiểu số tại Việt Nam; ngày 15 tháng 07 năm 2020 thay mặc Chính Phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định ban hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Đây được biết đến là Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022. Vậy Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022 có hiệu lực từ khi nào? Và quy định những nội dung gì? Để biết rõ hơn về Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022 LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thuộc tính văn bản Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Số hiệu: | 82/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Bộ Công an | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 15/07/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2020 | |
Ngày công báo: | 30/07/2020 | Số công báo: | Từ số 727 đến số 728 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 09 năm 2020
Kể từ ngày có hiệu lực, Nghị định 82/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.
Nội dung cơ bản của Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt về tảo hôn
Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa tảo hôn như sau:
– Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Theo quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử lý như sau: (chưa đủ yếu tố bị truy cứu trách nhiệm hình sự).
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Theo quy định của Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi tổ chức tảo hôn như sau:
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Một số quy định của Nghị định 82/2020/NĐ-CP về việc xử phạt các hành vi khác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
– Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
- Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
- Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
- Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.
– Hành vi vi phạm quy định về giám hộ:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động của người được giám hộ.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
– Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
- Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
- Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
- Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
- Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
- Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
- Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bản, giấy tờ bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này;
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Tải xuống Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022
Sau đây là Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022. Mời bạn xem trước Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022; và tải xuống Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022 tại đây.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thông tư hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã mới năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; tra cứu quy hoạch xây dựng; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; xin trích lục hồ sơ địa chính; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.
– Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn vẫn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.
– Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.
– Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.
– Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hôn thì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi sai trái này.
Vì tảo hôn thuộc một trong các trường hợp bị cấm có quy định rõ ràng tại khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Cho nên chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.
Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là:
+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.
+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình, người có quyền huỷ kết hôn trái luật do nam, nữ tảo hôn gồm:
– Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện khác của nam, nữ tảo hôn.
– Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin… (căn cứ Điều 3 của Nghị định số 02/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 90 của Luật Trẻ em năm 2016).
– Hội Liên hiệp phụ nữ.