Nghị định 81 về đăng ký khuyến mại do Chính phủ ban hành hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ và một số vấn đề khác liên quan khi tổ chức, doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động khuyến mại không còn xa lạ đối với các thương nhân và người tiêu dùng. Trước khi tiến hành các thủ tục pháp lý với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần tìm hiểu kỹ các quy định về khuyến mại. Vậy nghị định 81 về khuyến mại có nội dung gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghị định 81 về khuyến mại
Từ ngày 15/07/2018, Nghị định 81/2018/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/05/2018 chính thức có hiệu lực. Nghị định hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý nhất trong Nghị định 81/2018/NĐ-CP là doanh nghiệp được khuyến mại, giảm giá 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ, thay vì mức trần 50% như trước đây. Sau đây là nội dung chi tiết
Nghị định 81 về thông báo khuyến mại
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 81/2018/NĐ-CP là gì?
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại.
Đối tượng áp dụng của Nghị định 81/2018/NĐ-CP là gì?
1. Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:
- Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
2. Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:
- Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);
- Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.
3. Các tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 131 Luật thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Nghị định 81 về đăng ký khuyến mại có những quy định gì?
Để được triển khai hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo nghị định 81 về đăng ký khuyến mại gồm các giấy tờ như sau:
- Cần đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại theo mẫu;
- Phải có thể lệ chương trình khuyến mại theo mẫu;
- Cần có mẫu bằng chứng xác định trúng thưởng hoặc mô tả chi tiết về bằng chứng xác định trúng thưởng;
- Phải có bản sao không cần chứng thực giấy tờ về chất lượng của hàng hóa khuyến mại theo quy định của pháp luật;
Nội dung đăng ký khuyến mại
Đăng ký chương trình khuyến mại gồm các nội dung như sau:
- Tên thương nhân thực hiện khuyến mại;
- Tên chương trình khuyến mại;
- Cần có địa bàn thực hiện khuyến mại;
- Hình thức khuyến mại;
- Có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
- Có hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại (giải thưởng, quà tặng);
- Thời gian thực hiện khuyến mại;
- Đối tượng hưởng khuyến mại;
- Cơ cấu giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại;
- Nội dung chi tiết chương trình khuyến mại (thể lệ chương trình khuyến mại);
- Nếu có nhiều thương nhân cùng phối hợp thực hiện chương trình khuyến mại thì nội dung đăng ký phải nêu rõ tên của các thương nhân cùng thực hiện, nội dung tham gia cụ thể và trách nhiệm cụ thể của từng thương nhân tham gia thực hiện trong chương trình.
Đăng ký sửa đổi, bổ sung chương trình khuyến mại
Nội dung Nghị định 81 về đăng ký khuyến mại cũng đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung chương trình khuyến mại. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đã được xác nhận đăng ký trước đó, thương nhân trước khi sửa đổi, bổ sung phải thực hiện thủ tục hành chính đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đến cơ quan quản lý nhà nước nơi đã đăng ký. Hồ sơ đăng ký sửa đổi, bổ sung bao gồm 01 văn bản thực hiện theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (căn cứ theo ngày nhận ghi trên vận đơn bưu điện hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua đường bưu điện. Căn cứ theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc căn cứ theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến), cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền xem xét, trả lời xác nhận hoặc không xác nhận việc đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại của thương nhân. Trong trường hợp không xác nhận phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Khuyến mại là gì?
Điều 88 Luật thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về khuyến mại như sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.”
Ở góc độ ngôn ngữ, “mãi” là mua, “mại” là bán. Khuyến mại, khuyến mãi được hiểu là hành vi khuyến khích việc bán hàng, khuyến khích việc mua hàng. Do việc mua bán được tiến hành đồng thời nên cả 2 thuật ngữ này đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ sử dụng thuật ngữ “khuyến mại” với góc độ tiếp cận là hành vi của thương nhân nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán hàng hoá.
Mặc dù khuyến mại để bán hàng là hoạt động phổ biến của thương nhân, do thương nhân tiến hành như một nhu cầu tất yếu để cạnh tranh mở rộng thị phần nhưng đối với các doanh nghiệp thương mại, việc khuyến mại để mua hàng, gom hàng cũng có thể trở thành nhu cầu cần thiết.
Đáp ứng yêu cầu thực tế này, pháp luật hiện hành quy định khuyến mại là hoạt động thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (chứ không phải chỉ là xúc tiến việc bán hàng như trước đây).
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Nghị định 81 về khuyến mại có nội dung gì?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngưng công ty, … vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Thương nhân thực hiện khuyến mại, gồm:
Thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật);
Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.
2. Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, gồm:
Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại hoặc tổ chức cho các thương nhân khác, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại);
Thương nhân trực tiếp hoặc thuê thương nhân khác tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho riêng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.
3. Các tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Điều 91, Điều 131 Luật thương mại khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Theo đó, một trong những điểm đáng chú ý nhất trong Nghị định 81/2018/NĐ-CP là doanh nghiệp được khuyến mại, giảm giá 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ, thay vì mức trần 50% như trước đây