Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Bùi Hương, hiện tại tôi đang dự định mở kinh doanh dịch vụ nhà hàng trên đường Xã Đàn, Hà Nội. Theo tôi được biết để mở kinh doanh thì điều đáng lưu ý đầu tiên đó là thuế, có rất nhiều khoản thuế mà trong đó tôi đặc biệt quan tâm đó là thuế VAT thể hiện trong hóa đơn đỏ. Tôi đang không rõ khi trao đổi mua bán thì cần dùng hóa đơn này ra sao và để mua được hóa đơn đỏ thì cần bao nhiêu tiền. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mua hóa đơn đỏ giá bao nhiêu không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mua hóa đơn đỏ giá bao nhiêu?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008
Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ (tên tiếng Anh là Value Added tax invoice/VAT bill) là một chứng từ thể hiện giá trị của hàng hóa, dịch vụ mà bên bán cung cấp cho bên mua. Nội dung của hóa đơn đỏ bao gồm các thông tin của 2 bên và nó sẽ là căn cứ để xác định số thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Hiện nay, Cơ quan thuế sẽ chịu trách nhiệm phát hành hóa đơn đỏ. Trường hợp doanh nghiệp muốn tự in thì sẽ cần đăng ký với Cơ quan thuế và chịu sự giám sát, quản lý của họ về việc in, sử dụng hóa đơn đỏ.
Mua hóa đơn đỏ giá bao nhiêu?
Giá thành mua hóa đơn đỏ trên thị trường hiện nay không giống nhau, trung bình từ 3 đến 5 triệu đồng. Nếu bạn chọn được đơn vị cung cấp hóa đơn đỏ uy tín và chất lượng thì chắc chắn giá thành sẽ phải chăng hơn so với các đơn vị khác.
Để đảm bảo uy tín, chất lượng, bạn nên tham khảo giá thành của nhiều đơn vị trước khi mua hóa đơn đỏ. Đồng thời, tham khảo thêm hợp đồng và thủ tục chuyển khoản sao cho đảm bảo tính đơn giản và nhanh gọn.
Đối với những hóa đơn trên 20 triệu đồng, bạn cần phải làm thủ tục chuyển khoản rõ ràng. Tốt nhất nên chọn những đơn vị có hỗ trợ khách hàng quy trình mua bán, chuyển khoản rõ ràng.
Bên cạnh đó, khách hàng cần nắm một số lưu ý như sau:
– Đối với các đơn vị kinh doanh, khi phát sinh giao dịch, cần phải đặt in hóa đơn đỏ theo quy định Nhà nước ban hành. Cụ thể là được Chi cục thuế quản lý và cho phép mới được liên hệ với các cơ sở in ấn hóa đơn theo yêu cầu.
– Trên các tờ hóa đơn đỏ cần phải ghi rõ toàn bộ thông tin của người bán hàng. Bao gồm: Tên doanh nghiệp, logo doanh nghiệp, tên người bán, số tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, mã số thuế, số Fax, số điện thoại doanh nghiệp,…
– Những đơn vị mua dịch vụ, hàng hóa cần phải có hóa đơn đỏ để đem về và thanh toán. Người bán hàng khi xuất hóa đơn đỏ là cách để ghi nhận doanh thu bán hàng của bản thân. Hiểu một cách đơn giản thì đầu ra của người bán sẽ là đầu vào của người mua hàng.
Thủ tục cần chuẩn bị để xin cấp hóa đơn đỏ như thế nào?
Các đối tượng muốn xin cấp hóa đơn đỏ sẽ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thực hiện các thủ tục theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Có đủ hồ sơ mua bán hóa đơn đỏ
Với các trường hợp lần đầu xin cấp hóa đơn đỏ, bạn cần có 2 bộ hồ sơ với đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định, công văn 2025/TCT-TVQT là:
+ Đơn đề nghị mua hóa đơn đỏ theo mẫu của Cơ quan thuế.
+ Giấy phép kinh doanh.
+ Căn cước công dân của người đại diện mua hóa đơn đỏ. Văn bản cam kết thông tin địa chỉ kinh doanh.
+ Hợp đồng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giấy mua bán hàng hóa (yêu cầu ít nhất 1 bản chính).
+ Tờ khai thuế GTGT, thu nhập cá nhân.
+ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (3 bản).
+ Biên lai nộp thuế (2 bản photo).
*Lưu ý: trong trường hợp cá nhân thay mặt người khác nộp hồ sơ, kê khai thuế, nhận hóa đơn lẻ thì sẽ cần có văn bản ủy quyền theo đúng quy định của Bộ Luật dân sự.
Còn trường hợp bạn đã từng mua hóa đơn đỏ tại Chi cục thuế thì chỉ cần có những giấy tờ sau:
+ Giấy giới thiệu về doanh nghiệp.
+ Giấy đăng ký mua hóa đơn GTGT tại Cơ quan thuế.
+ Mộc vuông.
+ Căn cước công dân của người đại diện.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Cơ quan thuế
Khi đã có đầy đủ hồ sơ, các loại giấy tờ thì bạn sẽ cần gửi chúng lên Cơ quan thuế theo đường bưu điện hoặc đến trực tiếp địa chỉ cơ quan gần nhất.
Bước 3: Nhận hóa đơn đã đăng ký mua hóa đơn đỏ từ Cơ quan thuế
Sau khi hồ sơ được chuyển đến Cơ quan thuế, họ sẽ xem xét rồi xác nhận thông tin để quyết định phát hành, cấp hóa đơn GTGT.
Bạn sẽ cần kiểm tra lại các thông tin, tự chịu toàn bộ trách nhiệm hoặc đóng dấu sau khi nhận được hóa đơn.
*Lưu ý:
Khi mua hóa đơn đỏ, bạn chỉ cần nộp tiền theo giá hóa đơn đã niêm yết.
Hóa đơn đỏ sẽ được Cơ quan thuế phát hành hàng tháng theo số lượng nhất định (không quá 50 số hóa đơn). Còn nếu bạn đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu khi chưa hết tháng thì Cơ quan thuế sẽ phải căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã dùng để quyết định.
Hành vi mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý như thế nào?
Để hành vi mua bán hóa đơn đơn đỏ cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) thì hành vi mua bán hóa đơn đỏ phải thuộc một trong các trong các trường hợp sau:
– Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số;
– Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
– Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
Cụ thể tại theo Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) đã quy định mức xử phạt các cá nhân, tổ chức phạm tội mua bán trái phép hóa đơn như sau:
*Đối với cá nhân:
– Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với trường hợp mua bán trái phép hóa đơn dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
* Đối với pháp nhân thương mại
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng với pháp nhân thương mại mua bán trái phép hóa đơn ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
+ Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, các cá nhân, pháp nhân thương mại không được phép mua bán hóa đơn đỏ ở dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu vi phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Mua hóa đơn đỏ giá bao nhiêu?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch xây dựng,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Hành vi mua hóa đơn đỏ có bị phạt không?
- Có miễn tiền sử dụng hóa đơn đơn điện tử cho hộ kinh doanh không?
- Xuất hóa đơn đỏ tối thiểu bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về việc mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
– Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;
– Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
– Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
– Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
Để được cấp hóa đơn đỏ đúng, hợp lệ, đảm bảo theo quy định của pháp luật thì người đại điện kinh doanh sẽ cần như sau:
Với các hóa đơn bán hàng trực tiếp (không có thuế GTGT) thì cơ sở kinh doanh có thể tự in và sử dụng. Tuy nhiên, trước đó, người đại diện sẽ cần đăng ký với Cơ quan thuế, chịu sự quản lý sát sao từ họ.
Với các hóa đơn bán lẻ mỗi lần phát sinh, khi người bán hàng có nhu cầu mua hóa đơn để làm thủ tục thì sẽ cần phải đến trực tiếp Cơ quan thuế.
Tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TTBTC ngày 31/03/2014 quy định về nguyên tắc lập hóa đơn:
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo… ”
Như vậy, Hóa đơn đỏ tẩy xóa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán