Hiện nay, nhiều người đã chủ động hơn trong việc bảo vệ tài sản và bản thân mình. Việc thuê bảo vệ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Để bảo vệ bản thân và tài sản hay những thứ quan trong khác trong một thời điểm nhất định có thể thuê bảo vệ để đảm bảo điều đó. Khi thuê bảo vệ để hoàn thành một công việc nào đó cần có Hợp đồng khoán việc bảo vệ. Do đó, Luật sư X xin đưa ra Mẫu hợp đồng khoán việc bảo vệ để giúp bạn nhanh chóng hoàn thành hợp đồng.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng khoán việc là gì?
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng khoản việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc” mà thuật ngữ này được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ). Theo đó, theo căn cứ về khái niệm chung của Hợp đồng (theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015) thì Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, trong đó bên nhận giao khoán thực hiện một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giáp khoản để nhận một khoản thù lao từ bên giao khoán.
Đối tượng của hợp đồng khoán việc là các công việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, không thường xuyên theo thỏa thuận Đối với những công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định từ 12 tháng trở lên thì phải thực hiện giao kết hợp đồng lao đông, mà không được giao kết hợp đồng khoán việc
Như vậy, có thể hiểu Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận. Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động.
Các loại hợp đồng khoán việc
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng, trong đó, bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
- Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Nội dung hợp đồng khoán việc
Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015, ta có thể xác định hợp đồng khoán việc là loại hợp đồng dịch vụ. Cụ thể: “Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được khoán việc thực hiện công việc cho bên khoán việc, bên khoán việc phải trả tiền dịch vụ cho bên được khoán việc.”.
Theo đó, hợp đồng khoán việc chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Do vậy, nội dung của hợp đồng khoán việc phải đáp ứng theo quy định tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, các bên trong hợp đồng khoán việc có quyền thỏa thuận về nội dung của hợp đồng khoán việc gồm các nội dung sau:
- Đối tượng của hợp đồng khoán việc;
- Số lượng, chất lượng;
- Phương thức thanh toán và giá;
- Thời hạn, phương thức, địa điểm thực hiện hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng khoán việc;
- Trách nhiệm của các bên trong trường hợp vi phạm hợp đồng;
- Cách thức giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Chế độ Bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc (hợp đồng dịch vụ – không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT, tuy nhiên, cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.
Trách nhiệm khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó.
Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.
Tải xuống Mẫu hợp đồng khoán việc bảo vệ
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng hợp tác làm việc
- Mẫu hợp đồng dịch vụ an ninh mới năm 2022
- Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Mẫu hợp đồng khoán việc bảo vệ năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động
Thứ nhất, hợp đồng mà người lao động chỉ cẩn dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương. Còn hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người được nhận giao khoán phải bỏ toàn bộ hoặc một phần vật chất, cùng với sức lao động của mình để hoàn thành công việc được giao khoán và nhận phần tiền công giao khoán.
Thứ hai, hợp đồng giao khoán chỉ được sử dụng đối với loại công việc chỉ mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định mang tính chất ngắn hạn, công việc không ổn định và không lâu dài. Còn đối với hợp đồng lao động thì áp dụng đối với loại công việc mang tính chất ổn định, lâu dài.
Khi công ty đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động thì việc công ty tự ý chuyển hợp đồng lao động với người lao động sang hợp đồng theo hình thức khoán việc mà không có sự thỏa thuận lại với người lao động hay không thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 là vi phạm quy định của pháp luật về lao động.
Về phía công ty, về mặt bản chất, công ty được quyền điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, tuy nhiên, đó là sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký trước đó, chứ không phải là ký một hợp đồng khoán việc.