“Xin chào luật sư. Bố mẹ tôi vừa mất trong một vụ tai nạn. Hiện nay, anh em tôi muốn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hồ sơ thủ tục ra sao? Theo quy định pháp luật hiện nay, lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế là bao nhiêu? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC mức thu phí, lệ phí được quy định như sau:
– Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
- Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
- Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
- Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
Theo đó, mức phí công chứng khai nhận di sản thừa kế sẽ tính trên giá trị di sản.
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế cần giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 57 và Điều 63 Luật Công chứng 2014 thì khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của bố bạn để lại;
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bản sao);
- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn (bản sao);
- Giấy chứng tử của nguời để lại di sản thừa kế (bản sao);
- Di chúc (bản sao): Di chúc hợp pháp; biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;
Lưu ý:
– Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế;
– Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.
Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như sau:
– Bước 1: Người yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tập hợp đủ các giấy tờ theo quy định rồi nộp cho Công chứng viên;
– Bước 2: Khi nhận đủ giấy tờ, văn phòng công chứng sẽ thực hiện thủ tục niêm yết thừa kế 15 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân xã phường nơi có hộ khẩu thường trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết và niêm yết tại nơi có bất động sản;
– Bước 3: Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của Uỷ ban nhân dân Phường, Công chứng viên hẹn ngày ký và soạn Văn bản khai nhận thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế;
– Bước 4: Tất cả những người thuộc diện thừa kế mang toàn bộ bản gốc giấy tờ đã nộp đến Văn phòng Công chứng và ký văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế;
– Bước 5: Nộp lệ phí, làm thủ tục đóng dấu vào văn bản khai nhận thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Thời hạn khai nhận di sản thừa kế là bao lâu?
Thời hạn khai nhận di sản thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, đối chiếu quy định nêu trên cho thấy thời hạn khai nhận di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản. Thời hạn này tính kể từ thời điểm mở thừa kế.
Có thể bạn quan tâm
- Luật thừa kế đất đai của ông bà quy định thế nào?
- Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc như thế nào?
- Quy định thừa kế quyền sử đất theo pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Lệ phí công chứng khai nhận di sản thừa kế năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Sau khi người có tài sản chết, những người có quyền lợi liên quan cần phải làm thủ tục khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người chết và tiến hành mở thừa kế. Nộp hồ sơ theo quy định tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh; Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:
– Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
– Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.