Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết làm nhục người khác dẫn đến tự tử có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay tình trạng chê bai làm nhục người khác càng trở nên phổ biến. Nhiều trường hợp vì bị người khác làm nhục mà đã dẫn đến tự tử. Ai cũng biết hành vi làm nhục người khác là một hành vi vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội này. Vậy nếu hành vi làm nhục người khác dẫn đến nạn nhân tự tử có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc làm nhục người khác dẫn đến tự tử có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Làm nhục người khác là gì?
Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS), có thể thấy:
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Trong đó, theo từ điển Tiếng Việt:
- Nhân phẩm: là “phẩm chất và giá trị con người”
- Danh dự: là “sự coi trọng của dư luận xa hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp”
Hành vi làm nhục người khác có bị xử phạt vi phạm hành chính?
Hành vi làm nhục người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu chưa đủ yếu tố cấu thành hình sự.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi: Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (vi phạm trật tự công cộng).
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
- Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
- Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sử dụng điện thoại, phương tiện thông tin khác để đe dọa, chửi bới, xúc phạm nạn nhân bạo lực gia đình.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Làm nhục người khác dẫn đến tự tử có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Làm nhục người khác dẫn đến tự tử có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tội làm nhục người khác:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
- Làm nạn nhân tự sát.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy thông qua quy định này, ta đã trả lời được câu hỏi làm nhục người khác dẫn đến tự tử có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Câu trả lời là hành vi làm nhục người khác dẫn đến tự tử có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác với khung hình phạt là bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Các yếu tố cấu thành tội làm nhục người khác
Về mặt khách quan
Có thể dưới các hình thức sau:
- Thể hiện qua lời nói như: Lăng mạ, sỉ nhục, chửi rủa thậm tệ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu nhằm vào nhân cách, danh dự với mục đích hạ thấp nhân cách, danh dự của bị hại đồng thời làm cho bị hạicảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác.
- Thể hiện qua hành động: Những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm theo lời nói) hoặc những hành vi khác như cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… nhằm bêu rếu, làm nhục bị hại. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như vật lộn, đấm đá… hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc bị hại phải làm theo ý mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn này chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp; người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Những hành vi trên thường diễn ra công khai, trực tiếp, trước nhiều người hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lưu ý:
– Chỉ bị coi là tội làm nhục người khác khi hành vi đó xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân khi:
Trong cuộc sông hàng ngày có rất nhiều hành vi có tính chất làm nhục người khác. Tuy nhiên, không phải hành vi nào cũng bị xử lý hình sự. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông, đổ nước bẩn vào nhau hoặc trong quán nhậu cãi nhau rồi hắt bia, rượu vào nhau thì tùy trường hợp có thể bị xử phạt hành chính.
Việc đánh giá như thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là vấn đề rất phức tạp. Bởi cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường. Tương tự về phía người phạm tội cũng vậy. Có thể người phạm tội nhận thức với hành vi như thế thì người bị làm nhục sẽ nhục, rất nhục nhưng người bị hại lại thấy chưa bị nhục.
Do đó, Nếu chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội hay bị hại thì cũng chưa thể xác định một cách chính xác. Để xem xét chính xác cần phải kết hợp với các yếu tố như trình độ nhận thức, mối quan hệ gia đình và xã hội, địa vị xã hội, quá trình hoạt động của bản thân người bị hại, phong tục tập quán, truyền thống gia đình… Dư luận xã hội cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định nhân phẩm, danh dự của bị hại bị xâm phạm tới mức nào, sự đánh giá của xã có ý nghĩa rất lớn để xác định hành vi phạm tội của người có hành vi làm nhục.
– Nếu không có tình tiết tăng nặng, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự khi:
Theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 155 – tội làm nhục người khác thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại. Do đó, nếu thuộc trường hợp này, người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm hình sự, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án bị đình chỉ.
Về khách thể: Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý
Về chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm
- Lấy trộm xe máy là vi phạm gì theo pháp luật QĐ?
- Thủ tục sang tên xe máy không cần chủ cũ như thế nào?
- Có quyền giữ xe máy của con nợ không chịu trả tiền không?
- Mẫu đơn trình báo mất giấy tờ xe máy mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Làm nhục người khác dẫn đến tự tử có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; thủ tục sang tên nhà đất; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Làm nhục người khác trên mạng xã hội có bị đi tù không? Hành vi lăng mạ, làm nhục người khác trên mạng xã hội thì tuỳ theo mức độ; tính chất của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính (Điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.
Bóc phốt trên Facebook có bị phạt không? Bóc phốt trên Facebook sẽ có thể bị phạt hành chính; hoặc nặng hoăn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác, tội vu khống người khác hay sử dụng trái phép hình ảnh, thông tin của người khác. Ngoài ra, có thể phải bồi thường thiệt hại về nhân phẩm, danh dự cho người bị bôi nhọ, bị bóc phốt
– Để bảo vệ mình và người thân trước việc vị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà không vi phạm pháp luật thì chỉ có một phương pháp duy nhất là nhờ đến sự bảo hộ của pháp luật.
Khi người bị khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; bạn hãy làm đơn gửi tới cơ quan công an nơi bạn sinh sống, làm việc để được bảo vệ về quyền công dân.
Tuy nhiên, khi nhờ tới sự can thiệp của pháp luật bạn cần lưu ý về chứng cứ. Điều này có nghĩa là bạn phải giao nộp được các bằng chứng như: video, ghi âm, hình ảnh,…. Về việc người khác có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Và các bằng chứng chứng minh bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi phạm tội của người khác