Tôi có đứa cháu chưa đủ tuổi kết hôn nhưng đã có bầu. Nhưng do chưa đủ tuổi nên không thể làm khai sinh cho con. Hiện nay, con của cháu tôi đã đủ tuổi đi học nhưng lại chưa có giấy khai sinh thì có được đi học không, mong được Luật sư giải đáp. Cảm ơn quý độc giả đã tin tưởng đặt câu hỏi, Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây: “Không có giấy khai sinh có đi học được không”
Căn cứ pháp lý
Giấy khai sinh là gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Do đó, có thể thấy, giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân, quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh, giới tính, họ tên, dân tộc, quốc tịch…
Không có giấy khai sinh có đi học được không?
Điều 10 LGD 2005 quy định rõ, học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân như sau:
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.
Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
Theo đó, học tập là quyền đương nhiên của công dân, không vì bất cứ lý do nào mà một người không được đi học. Từ đó, việc có giấy khai sinh hay không không ảnh hưởng tới việc thực hiền quyền học tập của công dân.
Trong trường hợp của anh, anh có thể liên hệ với chính quyền sở tại nơi cháu cư trú hoặc nơi bố mẹ cháu đã đăng ký khai sinh cho cháu trước đây để làm thủ tục khai báo mất Giấy khai sinh bản chính và xin cấp bản sao Giấy khai sinh, bản sao này có giá trị như bản chính và sẽ phục vụ rất nhiều các công việc thủ tục sau này liên quan đến quá trình học tập làm việc của cháu. Bên cạnh đó, các giấy tờ khác nếu không thể liên hệ với mẹ của cháu bé để lấy lại bản chính, anh đều có thể khai báo mất để được chính quyền hỗ trợ cấp bản mới.
Trong hồ sơ nhập học các cơ sở giáo dục thường yêu cầu có bản sao giấy khai sinh để lưu vào hồ sơ học sinh. Việc không có giấy khai sinh trong bộ hồ sơ đăng ký học tại cơ sở giao dục khiến hồ sơ trở thành hồ sơ thiếu, không đầy đủ; do vậy, có thể dẫn tới cơ sở giáo dục từ chối hồ sơ không nhận học sinh. Công dân cần làm giấy khai sinh bổ sung vào hồ sơ để đăng ký học tập tại các cơ sở giáo dục. Việc đăng ký giấy khai sinh trong một số trường hợp đặc biệt khác như đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi; đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ; đăng ký khai sinh tại khu vực biên giới; đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam được quy định tại các Điều 14,15, 16, 17 và 29 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.
Thủ tục làm giấy khai sinh cho con
Tùy vào việc làm Giấy khai sinh có yếu nước ngoài hay không mà hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể:
Hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài bao gồm:
– Giấy tờ phải xuất trình:
- Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu là giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
- Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
– Giấy tờ phải nộp:
- Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
- Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh (khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014)
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không có giấy khai sinh có đi học được không“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, muốn đổi tên cho con trong giấy khai sinh, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Làm giấy khai sinh cho con khi chưa đăng ký kết hôn mang họ cha như thế nào?
- Làm giấy khai sinh dùng tên mẹ có được không?
- Công chứng giấy khai sinh bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).
Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.
Hiện nay việc sinh con trước hôn nhân hay sinh con khi chưa đủ 18 tuổi đã không còn quá xa lạ. Vì vậy, rất nhiều người ở trong trường hợp này hoang mang, lo lắng không biết liệu người mẹ chưa kết hôn và chưa đủ 18 tuổi có làm giấy khai sinh cho con được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015, mỗi cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh.
Đồng thời, Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng tiếp tục khẳng định, trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, quốc tịch và được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khai sinh là quyền lợi chính đáng của trẻ em, không phân biệt trẻ em được sinh ra trong hoàn cảnh nào, kể cả việc người mẹ chưa đủ 18 tuổi để đăng ký kết hôn.
khoản 10 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 định nghĩa như sau:
Thay đổi hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng theo quy định của pháp luật dân sự hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
Trong đó, về trường hợp thay đổi thông tin cha, mẹ trong nội dung khai sinh, khoản 2 Điều26 Luật Hộ tịch quy định chỉ được thay đổi thông tin về người cha khi người con được nhận làm con nuôi của người khác và cha mẹ nuôi đổi tên cha trong giấy khai sinh.
Về lý do chính đáng khác, khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:
Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.