Pháp luật cho phép tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định hành chính; trong trường hợp căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, trong phạm vi bài viết này; Luật sư X giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về khiếu nại quyết định hành chính.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Quyền khiếu nại quyết định hành chính
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ điều 28 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định quyền khiếu nại như sau:
Điều 28. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng pháp luật; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, tổ chức, cá nhân căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận; xem xét giải quyết khiếu nại.
Hình thức khiếu nại quyết định hành chính
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật khiếu nại 2011 quy định như sau:
Điều 8. Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Như vậy, có thể khiếu nại dưới 02 hình thức: thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Khiếu nại bằng đơn
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật khiếu nại 2011; quy định Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung: Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Và có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
Khiếu nại trực tiếp
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Luật khiếu nại 2011; quy định Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung: Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
Ngoài ra, trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.
Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính
Căn cứ Điều 9 Luật khiếu nại 2011; quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Trình tự khiếu nại quyết định hành chính
Khiếu nại quyết định hành chính lần đầu
Căn cứ Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định trình tự khiếu nại lần đầu như sau:
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính; hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
+ Đối với quyết định hành chính của Bộ trưởng; Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng); thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng; hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.
+ Đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Khiếu nại quyết định hành chính lần hai
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu; hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Đối với quyết định hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh). Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Phân biệt khiếu nại và tố cáo theo quy định pháp luật hiện hành
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 10 Luật khiếu nại 2011; quy định người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011; thì người khiếu nại được khiếu nại tối đa 02 lần.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết; thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Luật khiếu nại 2011; quy định đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại thì không được thụ lý giải quyết.
Do đó, trường hợp người khiếu nại không thể ký vào đơn khiếu nại; thì có thể điểm chỉ vào đơn.