Chào Luật sư, tôi phát hiện chồng mình ngoại tình. Dù tôi cũng đã nhiều lần níu kéo nhưng anh ấy vẫn không thay đổi. Miệng thì nói luôn ưu tiên gia đình nhưng sự thật thì từ lâu đã không còn đoái hoài gì đến vợ con, gia đình. Khi phụ nữ quyết định ly hôn cần chuẩn bị những gì? Mẫu đơn ly hôn hiện nay được quy định ra sao? Tôi cần làm gì để giành được quyền nuôi con. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Phụ nữ tích cực sẽ thấy điều gì tốt cho cuộc hôn nhân của họ chứ không nhìn vào những thứ họ nghĩ là thua thiệt. Tuy nhiên khi cuộc hôn nhân đã đi đến kết quả không mong muốn cần mạnh dạn bước ra và xây dựng cho mình một giá trị riêng. Khi phụ nữ quyết định ly hôn cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP
Thế nào là ly hôn?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Người có nhu cầu ly hôn nộp đơn ly hôn tại Toà án thường trú hoặc tạm trú của vợ hoặc chồng mà mình muốn ly hôn. Sau khi nhận được yêu cầu, Tòa án sẽ thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo đúng quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Và tuỳ vào từng tính chất, mức độ vụ việc, hoà giải thành hay không thành mà Toà án sẽ có hướng giải quyết từng vụ việc ly hôn khác nhau.
Hiện nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn có thể diễn ra trong 02 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Vợ, chồng thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Giải quyết theo thuận tình ly hôn nói đơn giản là giải quyết ly hôn theo việc dân sự, thủ tục đơn giản, nhanh, gọn lẹ, hai bên vợ chồng sẽ nhanh chóng sẽ không còn bị ràng buộc về mặt pháp lý với nhau.
Trường hợp 2: Toà án trực tiếp giải quyết vụ án ly hôn
Trường hợp ly hôn này được gọi là đơn phương ly hôn hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Các trường hợp được quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn; thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình; thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Khi phụ nữ quyết định ly hôn cần chuẩn bị những gì?
Khi phụ nữ quyết định ly hôn cần chuẩn bị những thủ tục sau:
Đơn xin ly hôn
Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.
Trình bày lý do, yêu cầu về việc giải quyết ly hôn đơn phương; và kết quả của cuộc hôn nhân.
Trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con; yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con; nhu cầu và quyết định của người con (nếu theo luật phải hỏi ý kiến của cháu bé)….
Khi có tài sản chung, muốn phân chia tài sản như thế nào thì ghi rõ đề nghị tại mục này. Còn nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung gì nếu muốn Tòa án phân chia thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.
Chuẩn bị những điều kiện giành quyền nuôi con
Giành quyền nuôi con cần làm gì? Muốn giành quyền nuôi con, chị phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn chồng của chị. Những điều kiện cần chứng minh cụ thể như sau:
Chứng minh trước tòa cho thấy đối phương có lỗi trong việc ly hôn
Khi ra tòa, nếu chị chứng minh được chồng chị là người có lỗi làm cho cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục thì chị sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con. Chị cần đưa ra các bằng chứng chứng minh được chồng của mình đã có những hành động; những vi phạm về đạo đức dẫn đến phải chấm dứt hôn nhân. Có thể là hình ảnh, video về hành vi ngoại tình của chồng chị.
Như vậy sẽ tạo lợi thế cho chị khi giành quyền nuôi con; bởi nhân phẩm, đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án quyết định việc giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng.
Điều kiện về vật chất đảm bảo nuôi con
Chị cần chứng minh tình trạng tài chính ổn định của bản thân; bằng việc chứng minh mình có thu nhập đảm bảo nuôi con như bảng lương, sổ đóng bảo hiểm xã hội, doanh thu bán hàng…. Để đảm bảo chị có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho con của chị. Những nhu cầu tối thiểu dành cho một đứa trẻ như: được ăn uống đủ và đảm bảo dinh dưỡng; được đi học; có nơi ở ổn định;…
Tất nhiên, không phải cứ người nào có tài chính tốt hơn sẽ giành được quyền nuôi con. Nhưng nếu không chứng minh được thu nhập của mình đảm bảo việc nuôi con; nhưng đây chắc chắn sẽ là một điều bất lợi trong việc giành quyền nuôi con.
Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, tình cảm giành cho con, đạo đức…
Thời gian quan tâm chăm sóc con
Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có thời gian dành cho con; để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện; được đáp ứng cả về yếu tố vật chất và tinh thần.
Nếu có kinh tế nhưng lại không thể bố trí thời gian để chăm sóc; gần gũi con thì Tòa án cũng khó có thể giao con cho chị trực tiếp nuôi dưỡng. Yếu tố thời gian có thể được chứng minh qua: thời gian làm việc hàng tuần/hàng tháng; tính chất công việc có thường xuyên phải đi xa nhà hay không,…
Nếu như chồng chị là người thường xuyên phải đi lại xa nhà; hoặc hay bỏ mặc con; không có thời gian bên con; đay sẽ là lợi thế trong cuộc chiến giành quyền nuôi con. Cho dù chông chị có nền tảng tài chính tốt hơn; thì đây sẽ là yếu tố bất lợi lớn cho họ.
Thời gian chung sống không quan tâm con, bạo lực với con,…
Nếu chị có thể chứng minh được chồng chị trong thời gian chung sống; thường xuyên có những hành vi bạo lực với con về thể xác hoặc tinh thần; không quan tâm, lo lắng cho con; không hoàn thành tốt trách nhiệm của một người cha,… thì chị sẽ giành lợi thế.
Trẻ nhỏ cần được yêu thương và quan tâm để có thể phát triển toàn diện; không chỉ về thể chất mà còn về nhân cách. Nếu không quan tâm lo lắng cho con thì khó mà nuôi dưỡng con tốt được.
Có những điều kiện khác tốt hơn đối phương cho con sau ly hôn
Trên thực tế, không phải lúc nào cũng dễ dàng chứng minh các lợi thế của mình. Vì vậy, chị cần phải chuẩn bị các giấy tờ; tài liệu cần thiết để chứng minh cho Tòa án thấy chị có điều kiện kinh tế tốt hơn đối phương hoặc ở mức đảm bảo nuôi con.
Chứng minh được bản thân có phẩm chất đạo đức tốt; môi trường sống tốt cho con, thời gian dành cho con nhiều hơn đối phương… Song song với đó, phải tìm ra các bất lợi nếu cho con ở với đối phương để Tòa án xem xét.
Cách xác định tỷ lệ tài sản mà vợ, chồng được chia khi ly hôn
1.“Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi; sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
2. “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là việc đóng góp của mình trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Mời bạn xem thêm
- Mã số thuế cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành
- Thủ tục tạm ngưng công ty TNHH theo quy định pháp luật
- Chưa trả hết nợ chung thì có được ly hôn hay không?
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định
- Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần những gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Khi phụ nữ quyết định ly hôn cần chuẩn bị những gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu thông tin quy hoạch, tra cứu quy hoạch xây dựng; xin giấy phép bay flycam, thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương có thể từ 2 đến 6 tháng, thời hạn mở phiên tòa từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Việc chia quyền sử dụng đất sẽ dựa trên thỏa thuận của hai vợ chồng, nếu hai bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình.
– Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, khi xem xét quyền nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào yếu tố về vật chất, thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ; các yếu tố về tinh thần … của cha mẹ và nguyện vọng của con từ 7 tuổi trở lên muốn được ở với ai.
– Việc ngoại tình có thể là căn cứ để tòa quyết định quyền nuôi con thuộc về ai; tuy nhiên nếu chứng minh được những yếu tố khác như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… của con được bảo đảm tốt hơn đối phương thì vẫn có thể giành được quyền nuôi con.