Chưa bao giờ câu chuyện tình yêu giữa những người đồng giới lại hết hot cả. Nhiều người ủng hộ cậu chuyện tình của họ. Số còn lại thì không ủng hộ chuyện kết hôn đồng giới. Tại sao vậy? tình yêu là tự do, tình yêu là sự tự nguyện, họ có thể đến với nhau và được pháp luật thừa nhận hay không?. Hãy cũng luật sư X đi tìm câu trả lời. Thông qua bài viết ” Kết hôn đồng giới được luật Hôn nhân gia đình quy định như thế nào?” nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là kết hôn?
Để biết được kết hôn đồng giới được luật Hôn nhân gia đình quy định như thế nào?” . Trước hết ta cần hiểu thế nào là kết hôn. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Kết hôn được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khi kết hôn các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện kết hôn. Các quy định này được nêu trong Điều 8 của luật hôn nhân và gia đình.
Chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện được nêu trong luật. Như vậy thì các chủ thể là nam và nữ mới có quyền kết hôn.
Ngay từ khái niệm kết hôn là việc xảy ra giữa nam và nữ. Nên tại khoản 2 Điều 8 quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” . Hiểu theo nghĩa đen của quy định này, có thể thấy rằng pháp luật đang không thừa nhận kết hôn giữa những người cùng giới. Vậy nếu luật không thừa nhận thì luật có cấm hay không?.
Để trả lời câu hỏi này trước hết ta phải xem các quy định trước kia. Luật hôn nhân gia đình đã từng tồn tại những quan điểm quy định nào?
Kết hôn giữa những người đồng giới trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Trước đây, một trong những trường hợp cấm kết hôn nêu tại Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Theo đó là việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính.
Đồng thời, theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực), việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 500.000 đồng.
Như vậy, trước kia luật không chỉ không thừa nhận mà còn ngăn cấm kết hôn giữa những người đồng giới.
Nguyên nhân cấm kết hôn giữa những người cùng giới được lí giải trên 3 phương diện. Một là quan điểm văn hóa xã hội của người Việt bấy giờ đa số không chấp nhận. Hai xuất phát từ vấn đề sinh học, hai người đồng không thể dễ dàng sinh con một cách bình thường. Việc này ảnh hưởng vấn đề an sinh xã hội rất lớn. Ba, luật Việt Nam bấy giờ chưa có tiền lệ nào quy định về vấn đề này.
Được phép kết hôn đồng giới theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
Xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng. Những quy phạm được viết ra cách đó cả chục năm, ít nhiều đã không còn phù hợp. Từ luật hôn nhân và gia đình năm 2014 các nhà lập pháp đã có cái nhìn thoáng hơn về việc kết hôn giữa những người đồng giới.
Theo đó, từ ngày 19/6/2014, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình, quy định về việc kết hôn giữa những người có cùng giới tính được nêu tại khoản 2 Điều 8 Luật này như sau:
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
So với quy định trước đây, hiện nay, nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Vậy nếu không được công nhận về mặt pháp lý thì các cặp đôi đồng giới có thể gặp những rủi ro nào khi kết hôn.
Rủi ro khi kết hôn đồng giới là gì?
Khi hôn nhâ không được thừa nhận. Điều này đồng nghĩa sẽ không phát sinh các quyền, nghĩa vụ cơ bản giữa vợ và chồng. Các nghĩa vụ thường thấy như là nghĩa vụ giữa vợ, chồng; cấp dưỡng; thừa kế; tài sản chung vợ chồng… Các cặp đôi đồng giới cần nhận thức rõ các vấn đề sau:
Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;
Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.
Lời khuyên
Như vậy Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 mặc dù có cởi mở hơn trước. Việc kết hôn đồng giới không bị cấm nhưng cũng chưa được thừa nhận. Các cặp đôi đồng giới hoàn toàn phải đối mặt với những rủi ro vì không được pháp luật bảo vệ. Về phía Luật sư X chúng tôi khuyên bạn nên xem xét cân nhắc các yếu tố lợi và hại trước khi quyết định tổ chức đám cưới về chung sống với nhau.
Mặc dù luật Việt Nam quy định như vậy. Nhưng trên thực tế việc kết hôn đồng giới hoàn toàn có thể được pháp luật thừa nhận hoặc bảo vệ. Đó là khi các cặp đôi đăng kí kết hôn tại một nước khác mà luật cho phép. Tuy nhiên việc đăng ký, hồ sơ chứng nhận rất phức tạp. Cần có Luật sư chuyên môn tư vấn để có thể thực hiện nhanh chóng và đúng trình tự. Luật sư X luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Để được hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ theo số hotline : 0833.102.102.
Trên đây toàn bộ quan điểm của chúng tôi về “Kết hôn đồng giới được luật Hôn nhân gia đình quy định như thế nào?”. Hy vọng bài viết bổ ích có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc của mình.
Xem thêm:
- Mới kết hôn có được ly hôn không?
- Một người được kết hôn bao nhiêu lần?
- Được kết hôn lại với vợ/chồng cũ không?
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận kết hôn
Các câu hỏi thường gặp:
Người chuyển giới được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển. Và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhận.Với điều kiện sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân phải đăng ký thay đổi hộ tịch.
Hiện nay thì pháp luật chưa cho phép kết hôn đồng giới. Mặc dù có một số dự thảo luật được đưa ra cho phép kết hôn đồng giới. Nhưng những dự thảo này chưa có dự thảo nào được thông qua. Mặc dù là vậy, nhưng xét thấy luật 2000 sang 2014 từ chỗ “cấm kết hôn” sang “không thừa nhận kết hôn” là một tín hiệu tích cực. Có thể trong một tương lai gần việc kết hôn đồng giới sẽ được thừa nhận.