Lao động là hoạt động chính của con người, là quá trình sử dụng sức lao động tại ra của cải vật chất để con người có thể sinh sống và tồn tại. Tuy nhiên, lao động cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tai nạn. Những rủi ro đó rất khó lường và gây ra những ảnh hưởng rất tiêu cực đến người lao động. Vì thế, bảo hiểm tai nạn lao động là biện pháp cần thiết để hạn chế những rủi ro này. Để có thể được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động cần phải chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Vậy hồ sơ để được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn như thế nào? Để được hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời cụ thể qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Tai nạn lao động là gì?
Khó có thể lường trước những rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc, tuy nhiên, nếu không may xảy ra, người lao động nên biết rõ đâu là tai nạn lao động để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã giải thích về tai nạn lao động như sau:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Từ khái niệm trên, có dễ dàng nhận thấy điểm nhận biết của tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, gắn liền với công việc, nhiệm vụ mà người lao động thực hiện.
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Căn cứ Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc: Khi thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) từ 05% trở lên do bị tai nạn nói trên.
Ai được hưởng trợ cấp tai nạn lao động?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động là người:
– Làm việc theo hợp đồng có thời hạn/không có thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
– Làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang học hưởng sinh hoạt phí;
– Quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.
Trợ cấp tai nạn lao động là một trong các khoản hỗ trợ chính giúp người lao động có thêm thu nhập để chi trả chi phí điều trị. Do đó, người lao động nào thuộc các đối tượng nêu trên khi bị tai nạn lao động đều có thể được hưởng trợ cấp.
Mức hưởng và thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động
Trường hợp NLĐ đủ điều kiện, hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp như sau:
Do Người sử dụng lao động chi trả
Theo quy định hiện hành, khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, NSDLD sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền sau:
– Thanh toán chi phí y tế, từ khi NLĐ sơ cứu, cấp cứu cho đến khi tình trạng của người bệnh được điều trị ổn định.
+ Trường hợp NLĐ sơ cứu, cấp cứu thì NSDLĐ tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và sau đó tiến hành điều trị cho NLĐ bị tai nạn khi làm việc.
+ NSDLĐ phải thanh toán các khoản phí khám chữa bệnh như sau:
> Thanh toán những khoản phí đồng trả và thanh toán những khoản phí không được BHYT chi trả nếu NLĐ tham gia BHYT.
> Trả các khoản phí giám định sức khỏe cho NLĐ nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%.
> Nếu NLĐ không tham gia BHYT thì NSDLĐ phải thanh toán toàn bộ các khoản phí.
– Tiền lương: trong thời gian NLĐ nghỉ để điều trị, phục hồi, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền lương cho NLĐ.
– Tiền bồi thường nếu tai nạn lao động không phải lỗi của NLĐ:
+ Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 10%: bồi thường ít nhất 1,5 tháng lương.
+ Từ 11 – 80%: cứ tăng 1% được bồi thường thêm 0,4 tháng lương.
+ Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì phải bồi thường ít nhất 30 tháng lương. Trường hợp NLĐ bị chết thì bồi thường cho thân nhân của họ.
– Nếu tai nạn lao động do lỗi của NLĐ thì phải bồi thường tối thiểu 40% các mức nêu trên, tương ứng với từng mức suy giảm khả năng lao động của NLĐ.
Sau khi NLĐ điều trị, phục hồi chức năng, nếu vẫn còn nguyện vọng tiếp tục làm việc thì NSDLĐ phải bố trí, sắp xếp công việc phù hợp.
Do quỹ tai nạn lao động chi trả
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, NLĐ sẽ được hưởng các chế độ khác nhau theo quy định hiện hành của BHXH. Cụ thể như sau:
– Nếu NLĐ bị suy giảm từ 5 – 30% KNLĐ thì được hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trợ cấp 1 lần:
+ Suy giảm KNLD 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành.
+ Từ 6 – 30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
+ Đặc biệt, NLĐ sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia BHXH. Thời gian tham gia càng lâu thì trợ cấp càng nhiều. Cụ thể, nếu NLĐ đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được công thêm 0,3 tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Nếu NLĐ bị suy giảm KNLD từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng:
+ Nếu bị suy giảm 31% KNLĐ, NLĐ được hưởng 30% lương cơ sở. Cứ thêm 1 % suy giảm thì được +2% mức lương cơ sở.
+ NLĐ sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia BHXH. Nếu NLĐ đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5%. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được công thêm 0,3% mức tiền lương tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, khi hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, NLĐ còn được hỗ trợ thêm các khoản:
– Tiền mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình (theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền)
– Người bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và bị liệt, mù cả 2 mắt hoặc cụt chân/tay, bị tâm thần thì được trợ cấp hàng tháng theo mức lương cơ sở (năm 2021 là 1,49 triệu đồng).
– Nếu NLĐ không qua khỏi, người thân của họ sẽ được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (36 x 1.490.000 = 53.640.000)
– Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau quá trình điều trị: mức trợ cấp được tính theo ngày, bằng 30% mức lương cơ sở. Nếu NLĐ suy giảm 51% KNLĐ trở lên, được hỗ trợ tối đa 10 ngày. Từ 31 – 50% được tối đa 7 ngày và từ 15 – 30% được tối đa 5 ngày.
– Sau khi trở lại làm việc, nếu có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, NLĐ sẽ được hỗ trợ tiền học phí, mức hỗ trợ tối đa là 50% tiền học, không quá 15 lần mức lương cơ sở. Khoản hỗ trợ này được hỗ trợ tối đa 01 lần/năm và mỗi người được hỗ trợ tối đa 02 lần. (Áp dụng với người bị suy giảm KNLĐ từ 31% trở lên)
Hồ sơ để được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn
Căn cứ Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH (có hiệu lực từ 01/05/2019); để đề nghị BHXH giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động bạn cần chuẩn bị:
– Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.
– Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.
– Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.
– Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.
– Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
Có được trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH?
Chính vì không lường trước được nguy hiểm có thể xảy ra lúc nào, nên những người lao động mới luôn e dè và lo sợ, đặc biệt khi làm việc tại các công trường xây dựng, hầm mỏ,…
Trường hợp không may xảy ra tai nạn lao động, người lao động phải đáp ứng được điều kiện:
– Bị tai nạn:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
+ Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
(Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Có thể thấy, pháp luật không đặt ra điều kiện phải đóng BHXH bao lâu mới được hưởng. Vì vậy, dù mới đi làm, mới tham gia BHXH thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như những người làm việc lâu năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm lại bảo hiểm y tế có mất tiền không?
- Hướng dẫn kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng
- Thời gian nghỉ thai sản có được tính bảo hiểm thất nghiệp không?
- Có được thay đổi người được bảo hiểm không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Hồ sơ để được hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm tai nạn“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền của người lao động bị tai nạn lao động như sau:
– Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định;
– Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng BHXH cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động.
Như vậy, người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà chưa đóng BHXH bị tai nạn lao động vẫn được bồi thường, khoản tiền này sẽ do người sử dụng lao động trả tương ứng với chế độ tai nạn lao động.
Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hàng tháng theo thỏa thuận của các bên.
– Giấy giới thiệu của doanh nghiệp đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định đối với người lao động không còn thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế cấp.
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án.
– Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có một trong ba loại giấy tờ vừa nêu thì phải có Giấy xác nhận của Công an xã có dán ảnh, đóng giáp lai.
Theo Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Quyết định 222/QĐ-BHXH, người lao động muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để thực hiện thủ tục hưởng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Người lao động cần phối hợp với người sử dụng lao động để chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ nói trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đóng BHXH trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động.
Hình thức nộp:
– Qua giao dịch điện tử.
– Qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Thời hạn giải quyết: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Nhận kết quả.
Người sử dụng lao động nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc giao dịch điện tử.
Người lao động được nhận tiền trợ cấp thông qua tài khoản cá nhân hoặc trực tiếp tại cơ quan BHXH (trợ cấp 01 lần) hoặc qua bưu điện.
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.