Hiện nay chúng ta đang trên đà phát triển, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có thể đưa nước ta rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, hội nhập với thế giới. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thu được những kết quả tốt đẹp. Nhà nước luôn có những biện pháp để hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện hộ cận nghèo, hộ nghèo. Vậy hộ nghèo thì sẽ nhận được mức hỗ trợ như thế nào? Luật sư X xin kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau: “Hộ nghèo được hỗ trợ bao nhiêu tiền một tháng”
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hộ nghèo
Hộ nghèo là những hộ gia đình đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Theo đó, ở từng khu vực, tiêu chí xác định hộ nghèo là khác nhau. Cụ thể:
– Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo được hỗ trợ bao nhiêu tiền một tháng?
– Căn cứ Khoản 4 và 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau: “ Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)”.
– Cụ thể, Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
– Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.
Hộ nghèo có được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng không?
Căn cứ Khoản 4 và 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
– Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
– Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hộ nghèo được hỗ trợ bao nhiều tiền một tháng“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Hoàn cảnh khó khăn đơn xin xác nhận hộ nghèo không?
- Hộ cận nghèo có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Hộ cận nghèo được hưởng chính sách gì?
Các câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
– Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
ảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những đối tượng chuẩn nghèo sẽ được hỗ trợ từ 10 – 30% với 3 mức chính: 30%, 25% và 10% so với mức đóng bảo hiểm xã hội tính theo mức thu nhập chuẩn nghèo của nông thôn là 1.500.000 đồng/tháng