Số lượng người mắc trên cả nước ghi nhận ngày càng tăng; dẫn đến tình trạng nhiều F0 không khai báo y tế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi mà F0 sẽ được hưởng. Bài viết về F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này; của Luật sư X sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nghị định 117/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế
Thông tư 56/2017/TT-BYT do Bộ y tế ban hành ngày 29/12/2017
F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này
Tiền trợ cấp của chế độ ốm đau
Theo khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động điều trị bệnh tại nhà phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong khi đó, theo điểm a khoản 1 Điều 20 của Thông tư 56/2017/TT-BYT; Giấy này do cơ sở khám, chữa bệnh đã dược cấp giấy phép hoạt động cấp.
Hiện nay, chưa có hướng dẫn thống nhất nào về việc trường hợp F0 điều trị tại nhà thì xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở đâu? Do ai cấp? mà mỗi địa phương lại có hướng dẫn khác nhau.
TP. Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn tại Công văn 9000/SYT-NVY như sau: Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Thế nhưng, một số địa phương khác, Trạm Y tế chỉ cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà. Sau đó người lao động cần nộp Giấy này cho Trung tâm y tế huyện để cấp Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Khi đã có được Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH, người lao động nộp lại cho công ty để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng bằng 75% mức đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Như vậy, trong mọi trường hợp, F0 điều trị tại nhà vẫn cần phải khai báo với Trạm y tế để có được Giấy xác nhận hoàn thành điều trị Covid-19/Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; và hưởng tiền trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Nếu không khai báo, người lao động sẽ không được cấp Giấy và sẽ đánh mất quyền lợi này. Ngoài ra, việc khai báo với Trạm y tế cũng là cần thiết để người dân được hướng dẫn về cách thức cách ly, điều trị.
Tiền phạt do không khai báo y tế
Không chỉ bị mất khoản tiền trợ cấp theo chế độ ốm đau; F0 điều trị tại nhà không khai báo y tế còn phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Người có hành vi “che giấu, không khai báo hoặc; khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mặc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”; sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Trong khi đó, theo Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế; Covid-19 đã được liệt kê là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Như vậy, người nhiễm Covid-19 che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời tình trạng bệnh với Trạm y tế nơi đang sinh sống sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
F0 đang điều trị tại nhà được hưởng những quyền lợi gì?
Tối đa 3 triệu đồng từ công đoàn
Được hỗ trợ đến 3.000.000 đồng từ Công đoàn; đối với người lao động đang làm việc tại các cơ quan, tổ chức.
Tại Quyết định 3749/QĐ-TLĐ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định đoàn viên, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch được nhận hỗ trợ như sau:
– Tối đa 03 triệu đồng/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên tại bệnh viện, cơ sở y tế theo giấy xác nhận của cơ quan y tế;
– Tối đa 1,5 triệu đồng/người nếu điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị tại bệnh viện, cơ sở y tế dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế.
Tiền bảo hiểm của chế độ ốm đau
Tiền bảo hiểm của chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; đối với những người tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động bị nhiễm Covid-19 phải nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ được hưởng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. (khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid
Sau khi điều trị Covid-19, trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày (theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Tuy nhiên, người lao động chỉ được hưởng khoản tiền này nếu F0 điều trị từ 30 ngày trở lên trong năm (quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH). Mức tiền được hưởng trong thời gian nghỉ dưỡng sức là 30% mức lương cơ sở, tức là 447.000 đồng/ngày, tổng là 2,235 triệu đồng.
Tiền lương do người sử dụng lao động trả
Trong trường hợp người lao động vẫn còn ngày nghỉ phép năm thì thời gian nghỉ việc để điều trị Covid-19 có thể trừ vào ngày nghỉ phép năm. Do đó, trong những ngày này người lao động vẫn được hưởng nguyên lương từ người sử dụng lao động.
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động; thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Mời bạn đọc xem thêm
- Hành vi khai báo y tế gian dối làm lây lan dịch bệnh bị xử lý như thế nào?
- Khai báo y tế không trung thực sẽ bị xử lý như thế nào?
- Không khai báo y tế bị xử phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có 4 chế độ dành cho người mắc COVID-19 điều trị tại nhà:
1. Tối đa 3 triệu đồng từ Công đoàn
2. Tiền bảo hiểm của chế độ ốm đau
3. Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid
4. Tiền lương do người sử dụng lao động trả
Mức xử phạt hành chính là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.