Thay đổi tên trong giấy khai sinh được gọi là cải chính giấy khai sinh. Đây là một loại giấy tờ để thay đổi các thông tin trên giấy khai sinh bị sai do người yêu cầu đăng ký điền sai hay do người của cơ quan có thẩm quyền bị điền sai cho công dân. Giấy cải chính giúp mọi sai sót trong giấy khai sinh đều phải được chỉnh sửa theo quy định của pháp luật và theo trình tự thủ tục nhất định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là cải chính Giấy khai sinh?
Tại Khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về cải chính hộ tịch như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
12. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.”
Như vậy, cải chính giấy khai sinh là việc chỉnh sửa các thông tin cá nhân trong bản chính giấy khai sinh, việc cải chính được thực hiện khi có đủ căn cứ xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do lỗi của người yêu cầu đăng ký khai sinh, khi đó cơ quan có thẩm quyền sẽ đính chính giấy khai sinh và ban hành quyết định cải chính.
Quy định về thủ tục cải chính giấy khai sinh
Thủ tục cải chính giấy khai sinh được thực hiện theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thủ tục được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cải chính hộ tịch
– Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại theo mẫu hiện hành.
– Chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu cải chính.
– Bản chính giấy khai sinh của người yêu cầu cải chính.
– Giấy tờ, tài liệu có liên quan chứng minh cho yêu cầu cải chính.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đối với cá nhân cư trú ở trong nước:
Người dưới 14 tuổi, hồ sơ được nộp trực tiếp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, hồ sơ yêu cầu cải chính hộ tịch được nộp tại ủy ban nhân dân cấp huyện trước đó đăng ký khai sinh.
Bước 3: Giải quyết thủ tục
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy yêu cầu cải chính có cơ sở và phù hợp với quy định của pháp luật thì trong vòng 03 ngày làm việc, công chức tư pháp – hộ tịch phải tiến hành ghi vào sổ hộ tịch và ghi nội dung cải chính vào giấy khai sinh cho người có yêu cầu.
Trên đây là một số thông tin về thủ tục cải chính giấy khai sinh theo quy định của pháp luật. Trong thủ tục này, ngoài những tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền yêu cầu cải chính thì tờ khai cải chính cũng rất quan trọng. Nội dung tiếp theo, Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp các mẫu đơn xin cải chính giấy khai sinh.
Mẫu Đơn xin cải chính Giấy khai sinh
Thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đính chính thông tin trong Giấy khai sinh như:
“Điều 7. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 3 của Luật này cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung thông tin hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 3 của Luật này;
d) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam; kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam; khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định lâu dài tại khu vực biên giới của Việt Nam.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện đăng ký hộ tịch trong các trường hợp sau, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này:
a) Đăng ký sự kiện hộ tịch quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này có yếu tố nước ngoài;
b) Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc;
c) Thực hiện các việc hộ tịch theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.”
Như vậy, thẩm quyền cải chính thông tin trong Giấy khai sinh như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã: Cải chính thông tin trong Giấy khai sinh cho người chưa đủ 14 tuổi.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện: Cải chính thông tin trong Giấy khai sinh cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu bản sao giấy khai sinh mới nhất năm 2022
- Làm lại giấy khai sinh cho người lớn tuổi theo quy định 2022
- Người cao tuổi có được cấp lại giấy khai sinh không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề giấy “Đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân để bán nhà, an toàn thực phẩm bánh trung thu, thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có định nghĩa về bản sao như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
6. “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.“
Đồng thời tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao giấy khai sinh có giá trị pháp lý như sau:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.”
Theo Nghị định số 23/2015/NĐ- CP tại Điều 2 có quy định về bản sao như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.”
Khác với các loại giấy tờ có thời hạn như Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Phiếu lý lịch tư pháp.. đều có thời hạn 6 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ hộ tịch không có thời hạn sử dụng.