Hiện nay tình hình bão lũ thiên tai diễn ra ngày một phức tạp và gây ra nhiều trường hợp khẩn cấp do bão, lũ, sạt lở đất do thiên tai diễn ra đã gây nên nhiều thiệt hại về cả người và của. Để một phần nào giúp người dân bị thiệt hại khắc phục những khó khăn ra thiên tai gây ra; Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ những gia đình không may bị thiệt hại. Một trong số những chính sách đó chính là chính sách hỗ trợ người dân về nhà ở. Vậy để được hỗ trợ của nhà nước khi gia định gặp phải những thiệt hại về nhà ở do thiên tai xảy ra cần phải làm gì?; Cách viết ” đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở” được viết như thế nào?. Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo của xã; và rất không may là trong đợt mưa lũ vừa rồi thì nhà tôi bị lũ cuốn trôi mất. Luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp của tôi thì có được Nhà nước hỗ trợ gì không ạ?. Và nếu có thì tôi phải làm những thủ tục gì để được hưởng trợ cấp ạ?. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc cua mình, mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.
Đối tượng được làm đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở
Chỉ những trường hợp theo quy định tại Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP; mới thuộc đối tượng làm đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở như sau:
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn; hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở.
– Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác; được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở.
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác; mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở.
Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
Mời bạn xem và tải Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở tại đây:
Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở và sửa chữa nhà ở
Thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở; được thực hiện theo quy định Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; trước hết người dân cần chuẩn bị tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở; theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo nghị định.
Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện như sau:
– Trưởng thôn lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói; thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ
– Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn; để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói; nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực; thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; và các sở, ngành liên quan tổng hợp; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; có văn bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét; quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;
– Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;
– Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.
Như vậy, sau khi người dân gửi đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở; trưởng thôn nơi bạn đang sinh sống sẽ lập danh sách hộ gia đình có đơn xin hỗ trợ; và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong vòng 2 ngày, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xem xét; quyết định cứu trợ khẩn cấp cho những trường hợp cần thiết nhất; sau đó sẽ xét duyệt lên cấp trên để xin hỗ trợ những trường hợp còn lại.
Mức hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn; có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn; hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở; thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
– Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác; được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.
– Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng; do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được; thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở” . Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên; Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; tạm dừng công ty; Đăng ký hộ kinh doanh; Tra cứu thông tin quy hoạch; Chi phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp bao nhiêu; Thủ tục đăng ký bảo hộ logo; Xác nhận độc thân; Thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất là bao nhiêu?
- Bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp không?
- Hợp đồng lao động thời vụ
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì: Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Sau khi người dân gửi đơn đề nghị hỗ trợ về nhà ở, trưởng thôn nơi bạn đang sinh sống sẽ lập danh sách hộ gia đình có đơn xin hỗ trợ và gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong vòng 2 ngày, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xem xét, quyết định cứu trợ khẩn cấp cho những trường hợp cần thiết nhất, sau đó sẽ xét duyệt lên cấp trên để xin hỗ trợ những trường hợp còn lại.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thì: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.