Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là một trong những nghĩa vụ quan trọng; của người sử dụng lao động đối với người lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào người sử dụng lao động cũng; thực hiện đúng các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội cho người lao động; có không ít những người sử dụng lao động; trốn tránh nghĩa vụ này làm ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người lao động. Câu hỏi đặt ra vậy Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử lý như thế nào. Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập; cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở; một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo quy định của luật bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm 2 nhóm bao gồm người lao động và người sử dụng lao động.
Người lao động nào thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội .
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Đối tượng người sử dụng lao động phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động với người lao động về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại khoản 1 điều 168 Bộ luật lao động 2019; thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cụ thể:
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội; bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
Có thể thấy trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là một trong những nghĩa vụ quan trọng của người sử dụng lao động. Nhằm bảo đảm lợi ích cho người lao động; khi xảy ra rủi do đối với người lao động trong trường hợp xảy ra ốm đau; tử tuất thai sản … việc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ còn giúp đảm bảo an sinh xã hội .
Đối tượng người sử dụng lao động phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.
Mức yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Căn cứ Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP; Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; hằng tháng với mức đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bị xử phạt thế nào ?
Căn cứ khoản 5 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian không đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hi vọng, qua bài viết Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về thủ tục; doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động xử lý sao.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi liên quan
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hay nói cách khác những đối tượng quy định tại điểm a b c d đ h khoản 1 điều 2 luật bảo hiểm xã hội 2014 thì phải đóng bảo hiểm hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Theo quy định tại điều 73 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện hưởng lương hưu bao gồm:
Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo quy định tại khoản 1 điều 34 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì thời gian nghỉ thai sản được quy định như sau:
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.