Xin chào Luật sư X. tôi là người lao động nữ làm việc trong môi trường đặc biệt. Vậy luật sư cho tôi biết doanh nghiệp có bắt buộc tổ chức khám chuyên khoa phụ sản định kỳ? Nếu bắt buộc mà doanh nghiệp không thực hiện; thì bị xử lý như thế nào? Trân trọng.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là Doanh nghiệp có bắt buộc tổ chức khám chuyên khoa phụ sản định kỳ?. Mời bạn cùng đón đọc.
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Nội dung tư vấn
Doanh nghiệp có bắt buộc tổ chức khám chuyên khoa phụ sản định kỳ?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật An toàn; vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Lao động nữ khi khám sức khỏe phải được khám chuyên khoa phụ sản; những người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn; hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe; tiếp tục trở lại làm việc người sử dụng lao động cần tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật và đưa ngườ lao động đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả.
Như vậy, nhằm đảm bảo điều kiện lao động thì việc tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần trong 1 năm là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng lao động chứ không phải là một chính sách ưu đãi hay chế độ dành cho người lao động. Đồng thời, doanh nghiệp của bạn phải tổ chức khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ ít nhất mỗi năm một lần, hoặc 6 tháng một lần.
So với Bộ luật Lao động 2012; thì Bộ luật Lao động 2019 áp dụng hiện hành không có điều luật quy định trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Bởi vì nội dung này đã được quy định chi tiết trong Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Chi phí khám sức khỏe cho người lao động có được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Tại Khoản 6 Điều này có quy định như sau:
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, chi phí khám sức khỏe định kỳ của người lao động được hạch toán vào chi phí; được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào nếu không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động?
Vì là nghĩa vụ bắt buộc; nên nếu doanh nghiệp không thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động từ năm 2022; được thực hiện theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, với hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho NLĐ sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động; nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng; đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ; hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng; đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn; hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc; trừ trường hợp đã được Hội đồng giám định y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Như vậy, với mỗi người lao động không được tổ chức khám sức khỏe định kỳ; người sử dụng lao động bị phạt tối đa 3 triệu đồng; và mức phạt cao nhất với hành vi này là 75 triệu đồng. Với mỗi người lao động không được tổ chức khám sức khỏe trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại; sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng, tối đa cũng không quá 75 triệu đồng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Doanh nghiệp có bắt buộc tổ chức khám chuyên khoa phụ sản định kỳ?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, cụ thể:
– Ít nhất 01 năm/lần cho nhân viên.
– Ít nhất 06 tháng/lần đối với nhân viên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, nhân viên là người khuyết tật, nhân viên chưa thành niên, nhân viên cao tuổi.
Theo quy định pháp luật thì toàn bộ chi phí dùng cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp sẽ do người sử dụng lao động cho trả. Theo quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015; thì số tiền chi trả này người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Như vậy, khi tham gia khám sức khỏe định kỳ; người lao động không phải mất bất kỳ một chi phí nào. Đây là quyền lợi được hưởng và hoàn toàn miễn phí đối với người lao động.
Khi tiến hành khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong doanh nghiệp; thì hồ sơ khám sức khỏe gồm những giấy tờ sau:
– Sổ khám sức khỏe định kỳ. (có mẫu theo Phụ lục số 03 ban hành kèm Thông tư 14/2013/TT-BYT).
– Nếu người lao động khám sức khỏe định kỳ riêng lẻ: phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.