Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Dân Sự

Di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào?

Trần Hà by Trần Hà
Tháng 9 11, 2022
in Luật Dân Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản?

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu?

Như thế nào là cho vay nặng lãi?

Sơ đồ bài viết

  1. Di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào?
  2. Điều kiện về người làm chứng đối với di chúc miệng
  3. Khi nào di chúc không công chứng, chứng thực được xem là hợp pháp?
  4. Thông tin liên hệ Luật Sư X
  5. Câu hỏi thường gặp

“Xin chào luật sư. Theo quy định pháp luật hiện nay, di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào? Người làm chứng trong di chúc miệng cần đáp ứng các điều kiện gì để di chúc được coi là hợp pháp? Di chúc không công chứng, chứng thực thì có hợp pháp hay không? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015.

Nội dung tư vấn

Di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào?

Tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng.
  • Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, nếu di chúc miệng đáp ứng đủ 03 điều kiện trên thì được coi là hợp pháp.

Bên cạnh đó, vì di chúc miệng là cơ sở để xác lập quan hệ dân sự liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong thừa kế vì vậy người lập di chúc và người làm chứng cho di chúc miệng cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định khi người lập di chúc trong hoàn cảnh bị đe dọa tính mạng, nguy kịch,…thì người đó hoàn toàn được quyền lập di chúc miệng và phải có người làm chứng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sau 03 tháng kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào?
Di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào?

Điều kiện về người làm chứng đối với di chúc miệng

Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người làm chứng đối với di chúc miệng phải đáp ứng điều kiện đối với người lập di chúc. Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: 

– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc. Những người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Khi nào di chúc không công chứng, chứng thực được xem là hợp pháp?

Di chúc bằng văn bản mà không có công chứng, chứng thực chỉ được xem là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 630 của Bộ luật dân sự 2015 quy định. Cụ thể như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Trường hợp này di chúc bằng văn bản có thể có người làm chứng hoặc không có người làm chứng:

– Di chúc không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc, và đáp ứng các điều kiện tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2015.

– Di chúc có người làm chứng, thì người làm chứng phải đáp ứng điều kiện:

  • Không là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Không là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  • Không là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Những trường hợp đặc biệt khác khi di chúc lập bằng văn bản cũng được xem là hợp pháp như:

  • Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
  • Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
  • Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
  • Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
  • Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Có thể bạn quan tâm

  • Di chúc có hiệu lực bao nhiêu năm?
  • Di chúc là gì? Những yêu cầu để di chúc có hiệu lực?
  • Thừa kế đất có di chúc do chế độ cũ chứng nhận thì có được làm sổ đỏ không?

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Một người lập nhiều di chúc thì bản nào có hiệu lực?

Pháp luật không cấm việc một người lập nhiều di chúc. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

Người lập di chúc cần đáp ứng những điều kiện gì?

– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
– Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực

Di chúc miệng không hợp pháp thì chia di sản thừa kế thế nào?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức miệng. Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc cá nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc miệng. Trường hợp di chúc không hợp pháp theo quy định của pháp luật. thì di sản thừa kế sẽ được thừa kế theo pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Di chúc miệng có thể bị hủy bỏ trong trường hợp nào?Di chúc miệng được lập trong hoàn cảnh nào?Điều kiện về người làm chứng đối với di chúc miệng

Mới nhất

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản?

by Hương Giang
Tháng 8 13, 2024
0

Giấy quyết định ly hôn có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống pháp lý và thực tiễn cuộc sống...

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu?

by Hương Giang
Tháng 8 13, 2024
0

Giấy xác nhận dân sự có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và các giao...

Như thế nào là cho vay nặng lãi

Như thế nào là cho vay nặng lãi?

by Hương Giang
Tháng 7 23, 2024
0

Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi...

Ai được hưởng thừa kế thế vị

Ai được hưởng thừa kế thế vị?

by Hương Giang
Tháng 7 11, 2024
0

Thừa kế thế vị là một khái niệm trong luật thừa kế, trong đó người thừa kế được nhận phần...

Next Post
Lập di chúc khi còn sống có hợp pháp không?

Lập di chúc khi còn sống có hợp pháp không?

Làm di chúc tốn bao nhiêu tiền theo QĐ 2022?

Làm di chúc tốn bao nhiêu tiền theo QĐ 2022?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x