Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp các bé nhỏ mới sinh ra đang nằm ở phòng hộ sinh, phòng chăm sóc bé ở bệnh viện; bị một số đối tượng xấu đánh tráo. Thông thường là đổi bé trai lấy bé gái; đổi trẻ dị tật lấy trẻ em lành lặn, khoẻ mạnh; đổi bé gia cảnh khó khăn với bé có điều kiện tốt hơn; hoặc tráo đổi vì nhiều lý do, mục đích xấu khác,…. Vậy hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Trẻ nhỏ có quyền được bảo vệ để không bị đánh tráo
Trên thực tế, do trẻ sơ sinh chưa có các yếu tố nhận diện rõ dàng; nên một số đối tượng có hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh. Thông thường là đổi bé trai lấy bé gái; đổi trẻ dị tật lấy trẻ em lành lặn, khoẻ mạnh; đổi bé gia cảnh khó khăn với bé có điều kiện tốt hơn; hoặc tráo đổi vì nhiều lý do, mục đích xấu khác,….
Do đó, luật quy định trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc để không bị đánh tráo, chiếm đoạt; được phát triển toàn diện và tốt nhất bên gia đình và người thân. Cụ thể được quy định tại Điều 28 Luật trẻ em 2016 quy định như sau:
Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
Đánh tráo trẻ sơ sinh bị phạt đến 12 năm tù
Căn cứ khoản 1 Điều 152 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi
1, Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi là hành vi đánh tráo trẻ em này lấy trẻ em khác một cách lén lút; thực tế thì hành vi đánh tráo người dưới 01 tuổi thường chỉ được thực hiện đối với trẻ sơ sinh; đặc biệt là ở những nơi như nhà hộ sinh, bệnh viện… Người thực hiện hành vi đánh tráo trẻ em dưới 01 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự; với khung hình phạt từ 02 năm đến 05 năm tù.
Hơn nữa, người có hành vi đánh tráo trẻ em dưới 01 tuổi sẽ bị áp dụng khung hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;
+ Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
+ Phạm tội 02 lần trở lên.
Thậm chí, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người có hành vi đánh tráo trẻ em dưới 01 tuổi còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Bắt trẻ em đi ăn xin bị xử lý như thế nào ?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người có hành vi chuẩn bị bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì phạt 01 năm đến 05 năm tù.
Căn cứ khoản 1 Điều 151 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: người có hành vi mua bán người dưới 16 tuổi bị phạt tù từ 07 đến 12 năm. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả nguy hiểm của hành vi, người phạm tội có thể bị phạt tối đa đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người có hành vi bắt cóc người dưới 16 tuổi làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Hơn nữa, tùy hành vi, hậu quả, số tiền chiến đoạt được, người phạm tội có thể bị áp dụng khung hình phạt đến 20 năm hoặc tù chung thân.