Khi có lệnh của CSGT, người điều khiển xe phải thực hiện việc dừng xe và cần phải xuất trình đầy đủ giấy tờ và phối hợp cùng lực lượng CSGT kiểm soát. Vậy thắc mắc rằng, csgt có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không? Để giải đáp thắc mắc trên cho bạn, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn
Căn cứ pháp lý
Thông tư 65/2020/TT-BCA
Những trường hợp không vi phạm, CSGT vẫn được dừng xe
Căn cứ vào Thông tư 65/2020/TT-BCA của Bộ Công an, nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì CSGT được quyền yêu cầu dừng xe.
Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp được quy định tại điểm b, c, d Điều 16 thì CSGT không được quyền dừng xe. Cụ thể như sau:
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
– Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Mặc dù được yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ, nhưng nếu xử phạt thì CSGT vẫn phải chứng minh được lỗi vi phạm của người tham gia giao thông (Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Không mang theo giấy tờ xe bị phạt thế nào?
Giấy tờ xe được hiểu bao gồm: Bằng lái xe, Giấy đăng ký xe, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe, Đăng kiểm.
Nếu không mang các giấy tờ xe, căn cứ vào Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe sẽ bị phạt như sau:
* Giấy đăng ký xe:
– Đối với ô tô:
+ Không có: Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng;
+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
– Đối với xe máy:
+ Không có: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng;
+ Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
* Bằng lái xe:
– Đối với ô tô:
+ Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng ;
+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
– Đối với xe máy:
+ Không có: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng;
+ Không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
* Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định (Chỉ áp dụng đối với ô tô)
+ Không có: Phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 01 – 03 tháng;
+ Không mang theo: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng.
* Bảo hiểm bắt buộc
– Đối với ô tô:
Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng;
– Đối với xe máy:
Không có hoặc không mang theo: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.
Từ 01/01/2020, việc xử phạt lỗi không mang và không có giấy tờ xe có sự thay đổi. Nếu tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được giấy tờ thì người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người điều khiển phương tiện về hành vi không có giấy tờ. Nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ trong thời hạn hẹn thì chỉ bị xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ. Nếu quá thời hạn hẹn thì mới bị phạt lỗi không có giấy tờ.
Việc dừng phương tiện giao thông phải bảo đảm những yêu cầu gì?
Theo quy định tại khoản 2 – Điều 16 – Thông tư 65/2020/TT-BCA:
“2. Việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a. An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
b. Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại một Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau:
Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;
c. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắm đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “đi chậm” hoặc biển 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường;
d. Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:
Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;
Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn xin chuyển công tác về gần nhà mới nhất năm 2022
- Mẫu đơn to cáo đánh người mới nhất năm 2022
- Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
- Mẫu nhận xét đảng viên nơi cư trú 2021
- Khi nào cảnh sát giao thông được dừng phương tiện để kiểm tra
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “CSGT có quyền yêu cầu dừng xe khi không có vi phạm không?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất, thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, đăng ký bảo vệ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cấp phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
4 hình thức xử phạt vi phạm giao thông
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
– Tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thời hạn tạm giữ Giấy phép lái xe là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì có thể kéo dài thời hạn nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Trong đó, thời hạn tạm giữ được tính từ thời điểm Giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế