Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Thủy Tiên, bố tôi sắp tới sẽ về hưu theo đúng quy định của pháp luật. Ông sẽ ngừng đóng các khoản quỹ có liên quan như bảo hiểm xã hội. Để có thể nghiên cứu rõ hơn thì ông có nhờ tôi tìm cho công văn về ngừng đóng bảo hiểm. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về vấn đề mẫu công văn xin ngừng đóng bảo hiểm theo quy định hiện hành không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Công văn xin ngừng đóng bảo hiểm theo quy định hiện hành” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Các trường hợp tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hôi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 88 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Các trường hợp tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất: Là các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, sản xuất từ 1 tháng trở lên do gặp phải những khó khăn do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái nền kinh tế hoặc do thực hiện theo tái cơ cấu kinh tế của nhà nước, thực hiện theo cam kết của quốc tế. Gặp các khó khăn do thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, mất mùa, hỏa hoạn.
Điều kiện tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất: Người sử dụng lao động thuộc khoản 1 điều 88 được tạm ngừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi thuộc các điều kiện sau:
Không thể bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số người phải nghỉ việc có tham gia bảo hiểm xã hội chiếm từ 50% trên tổng số người lao động có mặt trước khi tạm ngừng sản xuất, kinh doanh.
Bị thiệt hại trên 50% tài sản do các thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra.
Thời gian tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Thời gian tạm ngừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không được quá 12 tháng. Trong thời gian tạm ngừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất thì người sử dụng lao động cũng phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ về quỹ bảo hiểm hưu trí, tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho người lao động trong thời gian giải quyết chế độ.
Hết thời hạn tạm ngừng đóng bảo hiểm theo khoản 1 Điều 88 Bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục thực hiện đóng bảo hiểm lao động và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm (số tiền đóng bù không không phải tính lãi đóng chậm bảo hiểm theo điều Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội quy định).
Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thời điểm tạm ngừng đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất được tính từ lúc người sử dụng lao động nộp đơn đề nghị.
Công văn xin ngừng đóng bảo hiểm theo quy định hiện hành
Mời bạn xem mẫu công văn xin ngừng đóng bảo hiểm theo quy định hiện hành của Luật sư X dưới đây:
Hồ sơ xin tạm ngừng đóng bảo hiểm gồm những gì?
Hồ sơ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, tình hình hoạt động, số lượng lao động. Đặc biệt là các số liệu liên quan chứng minh thông tin cung cấp trong Mẫu đơn xin tạm ngừng đóng Bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ xin tạm ngừng đóng BHXH của doanh nghiệp bao gồm:
– Báo cáo số liệu lao động bị ngừng việc, mất việc tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất. Cung cấp các thông tin liên quan đến tạm dừng sử dụng lao động hoặc số lao động buộc cho thôi việc. Tạm dừng đóng BHXH áp dụng với các lao động tạm dừng làm việc trong khoảng thời gian nhất định.
– Công văn đề nghị xác nhận điều kiện tạm dừng đóng BHXH bắt buộc. Là công văn thể hiện nhu cầu, quyền lợi của doanh nghiệp. Gắn với các nguyên nhân và điều kiện tạm dừng sử dụng lao động.
– Danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Để xác định số lượng lao động trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động bình thường.
– Danh sách lao động tại thời điểm đề nghị tạm dừng BHXH. Thể hiện sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Gắn với các hiệu quả sản xuất, kinh doanh không được đảm bảo như trước đây.
Danh sách lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc. Các quyền và lợi ích tham gia BHXH thay đổi trực tiếp với các lao động đó. Đây là các lao động không được đóng BHXH trong thời gian tạm nghỉ việc.
Lưu ý:
Ngoài các giấy tờ (bản chính) trong hồ sơ trên, các doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp tài liệu để đối chiếu. Thực hiện xác minh đối với hoạt động tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các giấy tờ liên quan đến việc doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, kinh doanh có lý do cụ thể. Thực hiện trong nhu cầu xác minh của cơ quan BHXH trong điều kiện, nguyên nhân tạm dừng đóng BHXH theo quy định pháp luật.
– Bảng chấm công, Danh sách trả lương tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh. Xác định căn cứ đối với lực lượng lao động trong hoạt động lao động bình thường.
– Bảng chấm công, Danh sách trả lương tại thời điểm có công văn đề nghị. Xác định đúng số lao động đang duy trì làm việc. Trong khi số khác được tạm thời dừng lao động.
– Giấy tờ liên quan đến người lao động tạm thời nghỉ việc. Như thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ, thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc,…
– Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ – bệnh nghề nghiệp hàng tháng do BHXH cấp. Thực hiện cung cấp đối với kỳ kết quả đóng của tháng gần nhất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công văn xin ngừng đóng bảo hiểm theo quy định hiện hành” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có lời giải đáp như: nhận công chứng tại nhà, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Dừng đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ thai sản không?
- Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?
- Ngừng đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng bảo hiểm y tế không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp:
Tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Nghị quyết số 93/2015/QH13
Trong đó, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 quy định:
Như vậy Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, hoặc người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội dù chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì vẫn được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, nếu bạn đủ 1 năm đóng bảo hiểm tự nguyện thì khi yêu cầu rút tiền bảo hiểm thì sẽ được nhận BHXH một lần.
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định:
“3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
Theo đó, công ty sẽ được tạm dừng đóng bảo hiểm vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và thời hạn tạm dừng là không quá 12 tháng.
Theo khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Theo đó, để được tính 5 năm liên tục, người tham gia BHYT phải đóng từ đủ 05 năm liên tục, trong đó được phép gián đoạn tối đa 03 tháng.
Như vậy, dù đóng bảo hiểm y tế gián đoạn nhưng thời gian gián đoạn không quá 03 tháng thì người tham gia vẫn được tính thời gian này vào thời gian đóng bảo hiểm y tế 05 năm liên tục.