Theo tôi được biết rằng thì khi một đứa trẻ sinh ra thì bố mẹ đều phải đi làm giấy khai sinh cho đứa trẻ đó. Bởi vì nếu một đứa trẻ không có giấy khai sinh thì sẽ không được đến trường. Giấy khai sinh được xem là giấy tờ chứng minh thân phận thiết yếu của một con người trong thời địa hiện nay. Chính vì vậy, giấy khai sinh là vô cùng quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Vậy pháp luật quy dịnh giấy khai sinh được hiểu là gì? Theo quy định thì công chứng giấy khai sinh ở đâu? Thủ tục công chứng giấy khai sinh được quy định ra sao và bao gồm những gì? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết ” Công chứng giấy khai sinh ở đâu? ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc của bạn nhé. Mong rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật Công chứng 2014
- Luật Hộ tịch 2014
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP
- Nghị định số 23/2015/NĐ-CP
Làm Giấy khai sinh cho con ở đâu?
– Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).
Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.
– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).
Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.
+ Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.
– Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
– Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).
Công chứng giấy khai sinh cho con ở đâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014; công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
- Tính xác thự; hợp pháp của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng; giao dịch);
- Tính chính xác; hợp pháp; không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ; văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch 2014.
Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân; quy định các thông tin cơ bản của công dân như năm sinh; giới tính; họ tên; dân tộc; quốc tịch…
Bản sao giấy khai sinh có cần công chứng không?
– Bản sao Giấy khai sinh cấp từ sổ gốc:
Là bản sao được cấp từ sổ gốc; do cơ quan đang quản lý hồ sơ sổ gốc; căn cứ vào sổ gốc giấy tờ gốc để cấp bản sao; có nội dung đầy đủ; chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
– Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực:
Là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính người yêu cầu cung cấp để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
- Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);
- Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch).
Như vậy, việc cấp giấy khai sinh và cấp bản sao giấy khai sinh ở cả 2 dạng đều do cơ quan có thẩm quyền thực hiện khi có yêu cầu và dựa trên căn cứ pháp lý nhất định (từ sổ gốc hay chứng thực bản sao từ bản chính). Do đó, bản sao giấy khai sinh được công chứng.
Giá trị bản sao giấy khai sinh
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì: “Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về hoạt động Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có quy định về Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
Bản sao giấy khai sinh theo quy định tại điều 2, điều 4 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bản sao giấy khai sinh được chia làm 2 dạng:
Dạng 1: Bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc
Dạng 2: Bản sao giấy khai sinh có chứng thực (dạng chứng thực bản sao từ bản chính)
Điều kiện công chứng bản sao giấy khai sinh
Để thực hiện việc công chứng bản sao giấy khai sinh thì cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao giấy khai sinh từ bản gốc.
– Bản sao không có thời hạn sử dụng;
Cấp lại giấy khai sinh thực hiện ở đâu ?
Khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định:
9. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Theo quy định trên; có thể hiểu trích lục khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện sinh của một cá nhân đã đăng ký khai sinh.
Thời điểm này xin cấp trích lục khai sinh chỉ xin được bản sao chứ không phải bản chính. Tuy nhiên; giá trị pháp lý tương đương nhau.
Hiện nay; cơ quan đăng ký khai sinh được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch như sau:
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã); Ủy ban nhân dân huyện; quận; thị xã; thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Cơ quan đại diện ngoại giao; Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Công chứng giấy khai sinh ở đâu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Công chứng giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Công chứng giấy khai sinh bao nhiêu tiền?
- Giấy khai sinh có công chứng được không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 23/2015/NĐ – CP về Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc cấp bản sao giấy khai sinh sẽ là cơ quan nơi đang thực hiện việc quản lý sổ gốc (Giấy khai sinh gốc), tức là UBND xã.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Căn cứ theo quy định trên bản sao giấy khai sinh photo công chứng sẽ có giá trị tương đương với bản chính mà không hề có quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao.
Bản sao đã được chứng thực chỉ hết hiệu lực khi bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực hết hiệu lực, có nghĩa là nếu bản chính giấy khai sinh hết hạn thì bản sao chứng thực sẽ hết hạn.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Đối với các thông tin được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch (tại thời điểm đăng ký), không có căn cứ chứng minh, xác định được sai sót thì không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán.