Xin chào Luật sư X. Tôi có người bạn muốn mượn bằng đại học của tôi để xin việc vào vị trí nhân viên văn phòng của công ty gần nhà. Vậy xin hỏi luật sư tôi Có nên cho người khác mượn bằng đại học không? Cho người khác mượn bằng đại học có vi phạm pháp luật không? Tôi rất mong được luật sư giải đáp giúp tôi về vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Có nên cho người khác mượn bằng đại học không?. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
- Luật giáo dục 2019
- Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
- Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT
Nội dung tư vấn
Bằng đại học là gì?
Theo quy định tại khoản 2 điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định:
Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
Theo quy định nêu trên thì trong hệ thống giáo dục quốc dân có các loại bằng gồm:
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở
- Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
- Bằng tốt nghiệp trung cấp
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng
- Bằng cử nhân
- Bằng thạc sĩ
- Bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương
Bằng đại học hay còn được gọi là bằng cử nhân, là một văn bằng chứng chỉ được cấp cho sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đại học và cụ thể là tốt nghiệp một chuyên ngành đào tạo tại các trường đại học, thời gian học đại học thường giao động trong khoảng thời gian 4-5 năm.
Bằng đại học được dùng để cấp cho sinh viên theo học tại các trường đại học đào tạo về chuyên ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, sư phạm, luật… sau khi hoàn thành chương trình học và có đủ điều kiên tốt nghiệp.
Hiện nay đối với bằng đại học được cấp cho sinh viên thì đa số sẽ có thời gian đào tạo 4 năm, ví dụ như: Cử nhân luật, cử nhân sư phạm…
Có nên cho người khác mượn bằng đại học không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
- Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
Theo quy định trên, cho người khã mượn bằng đại học bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, có quy định về thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp trong các trường hợp sau:
- Có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, thi cử, bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ;
- Cấp cho người không đủ điều kiện;
- Do người không có thẩm quyền cấp;
- Bị tẩy xóa, sửa chữa;
- Để cho người khác sử dụng;
- Do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ.
Do vậy, không nên cho người khác mượn bằng đại học. Nếu cho người khác mượn bằng đại học thì vừa bị phạt tiền, vừa có thể sẽ bị thu hồi.
Một số vi phạm quy định khác về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, tùy vào hành vi vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà người vi phạm sẽ bị phạt tiền và bị áp dụng các biện pháp bổ sung khác.
Bằng đại học có những lợi ích gì?
Nếu có bằng đại học thì có một số thuận lợi như sau:
- Có thể xin được một công việc tốt có thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Khi được đào tạo trong trường đại học thì sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên sâu để có thể phục vụ cho ngành nghề sau này. Trong quá trình học tập tại trường sinh viên cũng sẽ được định hướng về mục tiêu nghề nghiệp, tính chất công việc trong tương lai. Do được đào tạo về chuyên môn và có những định hướng rõ ràng giúp sinh viên có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm phù hợp với mình. Sau khi được nhận vào làm việc nếu chất lượng hiệu quả công việc cao, có bằng cấp thì có thể đảm nhiệm những vị trí cao hơn.
- Khi đã hoàn thành chương trình học và được cấp bằng cử nhân nếu có nguyện vọng muốn học lên những bậc cao hơn thì có thể học lên những bậc học chuyên sau hơn hay là những cấp học cao hơn như là thạc sĩ, tiến sĩ.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Có nên cho người khác mượn bằng đại học không?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ công chứng tại nhà; bảo hộ logo công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý văn bằng, chứng chỉ.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi in phôi văn bằng, chứng chỉ có nội dung không đúng quy định của pháp luật hiện hành, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 04/2021/NĐ-CP.
Theo điểm c khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, thì sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.