Lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Vậy trong trường hợp lao động nữ không may bị sẩy thai thì có được nghỉ và hưởng chế độ dưỡng sức sau sẩy thai không? Thời gian hưởng chế độ này được quy định như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc đó, Luật sư X kính mời quý độc giả theo dõi bài viết sau: “Chế độ nghỉ đối với phụ nữ sẩy thai năm 2022”.
Căn cứ pháp lý
Lao động nữ bị sẩy thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội mà khi mang thai không may bị sẩy thai thì theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị sẩy thai sẽ được hưởng được nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Chế độ nghỉ đối với phụ nữ sẩy thai năm 2022
Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian người lao động sẩy thai được nghỉ việc quy định như sau:
– 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
– 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
– 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
– 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ai được hưởng chế độ thai sản?
Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản như sau:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Theo thông tin chị cung cấp, chị đang làm việc tại cửa hàng đồ gia dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Do đó, chị thuộc đối tượng được áp dụng chế độ thai sản.
Theo thông tin chị cung cấp, chị đang làm việc tại cửa hàng đồ gia dụng theo hợp đồng lao động chính thức không xác định thời hạn. Do đó, chị thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản theo quy định trên.
Giải quyết hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sẩy thai
Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), cách thức giải quyết hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sẩy thai như sau:
– Hồ sơ hưởng chế độ thai sản với lao động nữ sẩy thai bao gồm:
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
+ Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
– Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Lao động nữ sẩy thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
Điều 33 Luật BHXH năm 2014 đã quy định cụ thể thời gian nghỉ hưởng chế độ sẩy thai của người lao động như sau:
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo quy định này, số ngày nghỉ của lao động nữ sẩy thai sẽ được thực hiện theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng thời gian tối đa không vượt quá:
– Thai dưới 05 tuần tuổi: Người mẹ được nghỉ tối đa 10 ngày.
– Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: Người mẹ được nghỉ tối đa 20 ngày.
– Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: Người mẹ được nghỉ tối đa 40 ngày.
– Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: Người mẹ được nghỉ tối đa 50 ngày.
Thời gian này tính theo ngày bình thường, tức bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Chế độ nghỉ đối với phụ nữ sẩy thai năm 2022“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, trích lục khai sinh, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Cách tính tiền thai sản cho chồng như thế nào?
- Đơn xin nghỉ việc sau thai sản mới năm 2022
- Chế độ thai sản con chết sau sinh như thế nào?
Các câu hỏi thường gặp
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động sẽ được hưởng các ngày nghỉ theo quy định.
07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
Cách tính tiền thai sản 2022 được áp dụng theo công thức tính sau: Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x L)
Trong đó
Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
L: Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi.
Mức lương cơ sở được lấy làm căn cứ tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Căn cứ theo Điều 38, Luật BHXH mới nhất năm 2014 quy định “Lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con”.
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày.
Lao động nữ được hưởng tiền trợ cấp từ chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2020 được điều chỉnh tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp dưỡng sức sau sinh của lao động nữ theo đó cũng tăng lên 480.000 đồng/ngày.