Trong thời gian vừa qua, tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, lách luật nhăm trốn thuế với mục đích trục lợi cá nhân, làm thất thu cho ngân sách nhà nước diễn ra ngày một nhiều. Bời vậy các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đang cố gắng, nỗ lực để nhăm phát hiện ra các doanh nghiệp trốn thuế này để xử phạt các hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để người dân biết “cách kiểm tra doanh nghiệp trốn thuế”?.
Câu hỏi: Chào luật sư, hiện nay tôi có nhu cầu muốn biết về các doanh nghiệp đã từng trốn thuế thì tôi phải làm thế nào để biết được những thông tin này ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hành vi trốn thuế?
Trốn thuế là việc mà một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó; thực hiện các phương thức để giảm số thuế phải nộp mà pháp luật không cho phép.
Theo quy định tại điều 143 về Luật quản lý thuế 2019; các hành vi như sau thì được xác định là hành vi trốn thuế, cụ thể bao gồm:
– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
– Không ghi chép trong sổ kế toán; các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế; làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm; hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
– Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch; hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp.
– Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan.
– Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế.
– Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế; xét miễn thuế không đúng mục đích quy định; mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
– Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng; tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
Cách kiểm tra doanh nghiệp trốn thuế
Sử dụng Phần mềm tra cứu danh sách doanh nghiệp bỏ trốn.
Công cụ này là phương tiện đắc lực cho cơ quan thuế, nhằm phát hiện:
- Tra cứu Hóa đơn của Công ty bỏ trốn, mất tích, mua bán hóa đơn trên TOÀN QUỐC.
- Hóa đơn có mã số thuế của bên bán không hợp lệ (Mã số thuế bị sai)
- Hóa đơn của Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khác
Phần mềm có chứa danh sách 479.689 doanh nghiệp; có thông tin cảnh báo là: “Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký”; được cơ quan thuế tập hợp dựa dữ liệu qua rất nhiều năm.
Để nhận biết hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, kế toán khi tiếp nhận hóa đơn cần kiểm tra; bằng cách truy cập vào Website: http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn để biết về tình trạng hóa đơn đó.
– Để biết thông tin doanh nghiệp còn hoạt động, còn tồn tại không; truy cập vào Website: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp tra cứu bằng cách gõ mã số thuế.
Xử phạt hành vi trốn thuế như thế nào?
Trong thực tiễn, hành vi trốn thuế của tổ chức, doanh nghiệp vẫn diễn ra. Bởi đó, pháp luật về quản lý thuế không thể thiếu những biện pháp chế tài để xử lý hành vi trên. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi; các tổ chức, cá nhân có hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử phạt hành chính
Hiện nay, quy định xử phạt hành vi trốn thuế đã được Chính Phủ quy định rất chi tiết; tại Điều 17, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, mới ban hành gần đây nhất vào ngày 19/10/2020.
Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm; mà các hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt theo các mức khác nhau.
Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; do Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020; đã quy định về các hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính và mức xử phạt đối với hành vi đó.
Phạt tiền 1 lần số thuế trốn
Mức phạt tiền 1 lần số thuế trốn sẽ được áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế (NNT); có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi phạm phải những hành vi vi phạm sau:
– NNT không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày; tính từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; hoặc tính từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. Ngoại trừ các trường hợp đã quy định tại Điểm b, c của Khoản 4 và khoản 5 trong Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.
– NNT không ghi chép vào sổ kế toán; các khoản thu có liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai; dẫn tới thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế. Ngoại trừ các hành vi quy định tại Điều 16, Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.
NNT không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, ngoại trừ trường hợp NNT đã khai thuế; đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng sai thông tin về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ; nhằm mục đích khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
– NNT sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhằm mục đích khai thuế làm giảm số thuế phải nộp; hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
– NNT sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch; hoặc giá trị giao dịch thực tế nhằm mục đích xác định sai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng với thực tế; nhằm mục đích giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
– NNT sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế; không đúng mục đích quy định nhưng lại không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng; khai thuế với cơ quan thuế.
– NNT có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng; tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng lại không thông báo với cơ quan thuế. Ngoại trừ các trường hợp được quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 10 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP này.
Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn
Mức phạt 1,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các hành vi sai phạm nhưng không hề có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.
Phạt tiền 2 lần số thuế trốn
Mức phạt tiền 2 lần số thuế trốn được áp dụng đối với NNT thực hiện các các hành vi sai phạm và có một tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn
Mức phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT; thực hiện các hành vi sai phạm và có hai tình tiết tăng nặng.
Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn
Mức phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn được áp dụng đối với NNT; thực hiện các hành vi sai phạm và có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Căn cứ vào quy định xử phạt hành vi trốn thuế tại Điều 17, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP; bên cạnh việc bị xử phạt hành chính, NNT vi phạm hành chính trốn thuế; còn phải tuân thủ nghiêm chỉnh biện pháp khắc phục hậu quả như:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; đối với các hành vi vi phạm nêu trên.
Trường hợp hành vi trốn thuế nêu trên đã quá thời hiệu xử phạt; thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế; nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp; tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế; (nếu có) đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Những trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự.
– Người nào thực 01 trong 09 hành vi trốn thuế theo quy định; với số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 triệu; mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, chưa được xóa án tích vẫn tiếp tục vi phạm; thì sẽ bị phạt tiền ít nhất 100.000.000 đồng; và bị phạt tù ít nhất 03 tháng tù, tùy từng mức độ vi phạm;
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
+,Có tổ chức;
+, Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+, Phạm tội 02 lần trở lên;
+, Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm
Ngoài ra các pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế cũng sẽ bị xử phạt; theo quy định tại khoản 47 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự 2015.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ” Cách kiểm tra doanh nghiệp trốn thuế“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến quy định đăng ký bảo hộ logo công ty; lấy giấy chứng nhận độc thân; Đăng ký bảo hộ thương hiệu; Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Diện tích tối thiểu để tách thửa đất nông nghiệp
- Đơn xin hỗ trợ di dời nhà ở
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng thửa
- Người cao tuổi có phải đóng BHXH không?
Câu hỏi thường gặp
Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định; không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước; thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước. Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của công dân đối với Nhà nước
– Thành lập doanh nghiệp “ma“
– Tạo các nghiệp vụ không có thực
– Ghi nâng giá hàng hóa, dịch vụ mua vào
– Ghi giá bán thấp hơn giá thực tế
– Hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
– Gian lận trong giá tính thuế….
– Trốn thuế: là một hoạt động bất hợp pháp trong đó cá nhân hoặc tổ chức cố tình tránh phải trả một nghĩa vụ thuế thực sự. Những người bị bắt vì tội trốn thuế thường phải chịu các cáo buộc hình sự và hình phạt đáng kể.
– Tránh thuế: là việc sử dụng các phương pháp hợp pháp để sửa đổi tình hình tài chính của một cá nhân để giảm số tiền thuế thu nhập phải nộp. Việc sửa đổi này thường được thực hiện dưới dạng yêu cầu được ghi nhận các khoản khấu trừ thuế và nợ hợp pháp. Hành động này khác với việc trốn thuế bằng cách sử dụng các phương pháp bất hợp pháp, như ghi giảm thu nhập.