Để được kết nạp Đảng, mỗi cá nhân sẽ phải trải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng trong một thời gian nhất định. Bên cạnh việc Đảng viên dự bị tự đánh giá, thì các cơ quan đoàn thể sẽ tiến hành việc đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm của Đảng viên dự bị. Cùng Luật sư X tìm hiểu cách ghi ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị qua bài viết dưới đây.
Ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị
Theo quy định của Điều lệ Đảng thì người xin vào đảng sẽ phải trải qua thời gian dự bị là 12 tháng. Thời gian này tính từ ngày chi bộ ký quyết định Đảng viên dự bị cho người đó.
Theo đó trong thời gian 12 tháng dự bị đó đảng viên lúc này được coi là đảng viên dự bị và có đầy đủ các quyền như:
- Có quyền được tham gia thảo luận các vấn đề về cương lĩnh chính trị, về điều lệ đảng, biểu quyết các công việc của đảng.
- Được ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của ban chấp hành trung ương.
- Đảng viên dự bị có quyền phê bình, chất vấn các vấn đề về hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền.
- Có quyền trình bày ý kiến của mình khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Từ đó thấy được rằng Đảng viên dự bị có đầy đủ các quyền như đảng viên chính thức trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của đảng.
Khi đảng viên dự bị hết thời hạn 12 tháng thì chi bộ phải xem xét và đề nghị công nhận chính thức cho đảng viên trong thời gian là 30 ngày.
Trong thời hạn là 30 ngày làm việc kể từ khi chi bộ có nghị quyết đề nghị công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức thì cấp ủy có thẩm quyền phải xem xét, quyết định; trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng đối đa là 30 ngày làm việc.
Nếu đã hết thời hạn theo quy định như trên nhưng không xét công nhận đảng viên chính thức và không có lý do chính đáng thì phải kiểm điểm trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên.
Đối với đảng viên dự bị không đáp ứng đầy đủ điều kiện để công nhận là đảng viên chính thức thì đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định xóa tên theo quy định.
Hồ sơ để xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức bao gồm:
– Có giấy chứng nhận đã học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Để được xét công nhận là đảng viên chính thức thì đảng viên dự bị sẽ tham gia lớp bồi dưỡng đảng viên mới do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo quy định.
– Đảng viên dự bị có bản tự kiểm điểm bản thân
Đảng viên dự bị kết thúc thời gian là 12 tháng từ ngày chi bộ kết nạp thì đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm và khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên, các biện pháp để khắc phục những khuyết điểm đó; đề nghị chi bộ xem xét và công nhận đảng viên chính thức.
– Bản nhận xét của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ đảng viên dự bị
Đảng viên được phân công giúp đỡ sẽ viết bản nhận xét về đảng viên dự bị trong đó có nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, lập trường về đảng,…
– Nhận xét của tổ chức đoàn thể với các đảng viên dự bị
Ở chi ủy có đảng viên dự bị sẽ tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị mà người đó là thành viên.
– Có quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền, nghị quyết của chi bộ theo quy định
Chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất sau khi đã có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc công nhận đảng viên chính thức.
Như vậy nếu đảng viên dự bị đủ điều kiện theo quy định và được xét công nhận đảng viên chính thức thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên.
Ý kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể đối với đảng viên dự bị là thành phần phải có trong hồ sơ xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức và gồm các nội thông tin dưới đây:
- Phía trên góc trái của văn bản là thông tin về đảng bộ, chi bộ;
- Phía trên góc phải là ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, dưới đó là ngày tháng năm;
- Tên: TỔNG HỢP Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ NƠI LÀM VIỆC VÀ CHI ỦY NƠI CƯ TRÚ ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN DỰ BỊ
- Căn cứ ý vào kiến nhận xét của tổ chức đoàn thể:
Tên tổ chức đoàn thể nơi công tác………, tổng số…..đồng chí; tên chi ủy nơi cứ trú….có…đồng chí.
Tổng hợp các ý kiến nhận xét về đảng viên dự bị như sau:
Những ưu điểm đã đạt được, khuyết điểm còn tồn tại của đảng viên dự bị như đạo đức, lối sống, mức độ hoàn thành công việc được giao,…
Tổng số đồng chí đề nghị chi bộ xét công nhận đảng, đảng viên dự bị….trở thành đảng biên chính thức là…đồng chí; trong đó tổng số….đồng chí được hỏi ý kiến đạt…%; số không tán thành…đồng chí, chiếm…% với lý do…..
- Tiếp đó thay mặt chi ủy bí thư sẽ ký và ghi rõ họ tên.
Như vậy bản tổng hợp ý kiến của tổ chức đoàn thể nơi đảng viên dự bị làm việc cần có đầy đủ những nội dung trên đây.
Ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn về Đảng viên dự bị
Xem trước và tải xuống Mẫu ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị:
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu 3-213 nhận xét đảng viên nơi cư trú mới hiện nay
- Trên cương vị chức trách nhiệm vụ được giao của Đảng viên là gì?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 3 Điều lệ Đảng, Đảng viên có các quyền sau đây:
Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.
Căn cứ quy định này, Đảng viên dự bị sẽ có đầy đủ các quyền của Đảng viên chính thức nêu trên nhưng không có quyền biểu quyết.
Đảng viên không được nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.
Để trở thành một Đảng viên chính thức thì phải trải qua 12 tháng dự bị. Trong thời gian đó, Đảng viên phải không ngừng phấn đấu, rèn luyện bản thân và phát huy phẩm chất chính trị, đạo đức đồng thời tham gia nhiều hoạt động cho Chi bộ Đảng tổ chức và phải đóng Đảng phí đầy đủ.
Sau 12 tháng ở vị trí Đảng viên dự bị, nếu xét thấy đủ điều kiện thì các cấp Đảng ủy sẽ xem xét quyết định kết nạp Đảng viên chính thức.
Như vậy, Đảng viên dự bị khi có đủ điều kiện sẽ được kết nạp Đảng và trở thành Đảng viên chính thức sau khi trải qua 12 tháng ở vị trí Đảng viên dự bị.
Đây được xem là quá trình để Đảng viên dự bị thử thách bản thân và thể hiện rằng mình xứng đáng là Đảng viên chính thức, xứng đáng được đứng trong hàng ngũ Đảng viên chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.