Xin chào Luật sư. Tôi tên là Châu. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Thông tin sai sự that là gì? Phát tán thông tin sai sự thật có thể bị phạt bao nhiêu? Mức xử phạt đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Thông tin sai sự that là gì
Thông tin sai sự thật là những thông tin giả mạo hoặc sai lệch với mục đích cố ý đánh lừa người đọc. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, thông tin sai sự thật có thể ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống, đặc biệt là sức khỏe tinh thần của người dân, khi mà việc tìm kiếm thông tin cập nhật liên quan đến COVID-19 trên mạng Internet đã gia tăng đột biến lên 50-70%.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Y tế tại Đại học Illinois, trong tháng 3, đã có khoảng 550 triệu dòng tweet có chứa từ khóa coronavirus, corona virus, covid19, covid-19, covid_19 hay pandemic (đại dịch). Một lượng tăng đột biến các dòng tweet đã xuất hiện khi Italy bắt đầu phong tỏa và đạt mức ổn định khi Mỹ công bố đại dịch là tình trạng khẩn cấp quốc gia. Trong tổng số các dòng tweet, 35% đến từ Mỹ, theo sau là Vương quốc Anh (7%), Brazil (6%), Tây Ban Nha (5%) và Ấn Độ (4%). Xét về giới tính, tỷ lệ tweet giữa nam và nữ gần như đồng đều, nhỉnh hơn một chút ở nam giới với 55%. Xét theo độ tuổi, 70% các dòng tweet được đăng bởi những người trên 35 tuổi. Tiếp đó là 20% với nhóm trẻ em và thanh thiếu niên (dưới 17 tuổi). Các hashtag phổ biến nhất liên quan đến đại dịch là #Pandemic và #FlattenTheCurve.
Thông tin sai sự thật trong bối cảnh đại dịch có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Nhiều câu chuyện giả hoặc sai sự thật được thêu dệt và chia sẻ mà không hề có cơ sở hay được kiểm chứng. Phần lớn thông tin sai sự thật này được dựa trên thuyết âm mưu, một số còn được lồng ghép vào những thông tin chính thống. Thông tin giả mạo và sai lệch đã được lan tỏa trên khắp các khía cạnh của dịch bệnh: quá trình khởi phát của virus, nguyên nhân, cách điều trị và cơ chế lây nhiễm. Thông tin sai sự thật có thể được lan truyền và tiếp thu rất nhanh, làm thay đổi hành vi của con người, và có thể khiến nạn nhân chịu phải rủi ro lớn hơn. Tất cả những điều này làm cho đại dịch trở nên nghiêm trọng hơn, gây tổn hại tới nhiều người hơn và hủy hoại nỗ lực duy trì hệ thống y tế toàn cầu.
Phát tán thông tin sai sự thật có thể bị phạt bao nhiêu
Bộ Công an đã hoàn thành hồ sơ dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng để lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong 2 tháng. Dự kiến nghị định có hiệu lực từ 1/12.
Bố cục của dự thảo Nghị định gồm có 04 chương 51 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng.
Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực an ninh mạng không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan. Đối tượng bị xử phạt là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, cung cấp, khai thác, xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ an ninh mạng, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện, tài liệu vi phạm hành chính; Cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng.
Ngoài biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như: Buộc gỡ bỏ chương trình, phần mềm; buộc thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm, thiết bị, ngừng cung cấp dịch vụ gây hại về an ninh mạng; hoặc không đảm bảo chất lượng hoặc không có giấy phép hoặc thực hiện không đúng với giấy phép.
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả về an ninh mạng. Buộc xóa dữ liệu bị chiếm đoạt, mua bán, trao đổi trái phép. Buộc xóa bỏ, cải chính thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng…
Buộc thu hồi số thuê bao, đầu số, kho số viễn thông; tài nguyên Internet, tên miền, địa chỉ Internet (IP), số hiệu mạng (ASN); mã số quản lý, số cung cấp dịch vụ. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 37 Luật Xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với người vi phạm có thu lợi bất hợp pháp…
Đáng chú ý, Dự thảo quy định phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Làm ra và phát tán thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Làm ra và phát tán thông tin có nội dung phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; Làm ra và phát tán thông tin có nội dung xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi: Sử dụng không gian mạng kích động hoạt động khủng bố hoặc đe dọa khủng bố. Cố ý chia sẻ, bình luận cổ súy cho các thông tin tuyên truyền của các tổ chức, cá nhân khủng bố trên không gian mạng.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Hỗ trợ việc sử dụng không gian mạng để thực hiện mục đích ủng hộ, tài trợ hoặc vận động người khác ủng hộ, tài trợ cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Chậm trễ, cản trở, không thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của lực lượng chức năng trong phòng, chống khủng bố mạng…
Mức xử phạt đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật
Nghị định 174/2013/NĐ-CP, xử phạt hành chính đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Như vậy, mức xử phạt có thể lên tới 30 triệu cho hành vi này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thông tin sai sự that là gì“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Xử lý hành vi tạo và lan truyền tin giả như thế nào?
- Đăng ký nhãn hiệu ở đâu – Địa chỉ uy tín giá rẻ chất lượng hiện nay
- Đăng tin giả về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ bị phạt 20 triệu đồng
Các câu hỏi thường gặp
Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn sai sự thật và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 122 Bộ Luật hình sự 1999, người phạm tội có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội vu khống. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.
Nếu không xác định được chính xác người tạo ra tin đồn sai sự thật mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung, người nào thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này.
Hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 8 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7-10-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, hoạt động xuất bản, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính Báo điện tử Dân trí với số tiền 50 triệu đồng.
Hành vi đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội vi phạm điểm a, khoản 1, điều 101, nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Mức xử phạt là 7,5 triệu đồng.