Dạ thưa Luật sư, tôi năm nay 26 tuổi hiện đang làm việc tại một công ty có mức sống ổn định. Liệu tôi đang đi làm như thế tôi có phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự không? Hãy giúp tôi hiểu rõ quy định pháp luật về nghĩa quân sự ạ.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp lý và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn chúng tôi sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu cụ thể quy định pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng như làm sáng tỏ câu hỏi Đang đi làm có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Mời bạn theo dõi đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Nghĩa vụ quân sự là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 giải thích:
“Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.”
Do đó, khi đến độ tuổi theo quy định, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Trong đó, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Điều 30 Luật này là từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Đi làm công ty có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 và Điều 5 Thông tư 148/2018/TT-BTP quy định thì các trường hợp được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ bao gồm:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ
– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) xác nhận;
– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo;
– Dân quân thường trực.
Miễn gọi nhập ngũ
– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Theo đó, chỉ khi công dân thuộc vào các trường hợp trên thì mới được tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, trường hợp của bạn thì bạn đang đi làm công ty và không thuộc trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ thì bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự cho dù bạn đang có công việc ổn định.
Đi nghĩa vụ quân sự về có bị mất việc làm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
“Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:
a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;
đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.”
Theo quy định trên, khi thuộc vào các trường hợp này thì người lao động được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, trong thời gian bạn tham gia nghĩa vụ quân sự thì hợp đồng lao động mà bạn đang thực hiện sẽ được tạm hoãn lại nên bạn sẽ không bị mất việc làm.
Về quyền lợi trong quá trình tạm hoãn hợp đồng theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 thì bạn sẽ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động.
Căn cứ Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động quy định:
“Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”
Do đó, khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí công việc như đã giao kết trong hợp đồng trước đó cho người lao động; còn người lao động cũng phải quay lại làm việc trong thời hạn nhất định.
Trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được công việc như đã giao kết thì hai bên có thể thỏa thuận để thực hiện công việc mới và tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động mới.
Như vậy, khi đi nghĩa vụ quân sự bạn sẽ không bị mất việc và trong thời hạn 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì bạn phải quay lại làm việc theo hợp đồng đã giao kết. Công ty cũng sẽ có trách nhiệm nhận lại bạn và sắp xếp, bố trí công việc cho bạn.
Mời bạn xem thêm:
- Luật bảo hiểm xã hội về trợ cấp thôi việc mới năm 2022
- Thời gian tối đa bảo lưu bảo hiểm xã hội năm 2022?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội một lần?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đang đi làm có phải đi nghĩa vụ quân sự không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục hộ khẩu; cấp phép bay flycam hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, tra cứu thông tin quy hoạch, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Theo quy định, hằng năm trong khoảng thời gian từ 01/11 – 31/12 và quý I mỗi năm sẽ có một đợt gọi nghĩa vụ quân sự.
– Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được gửi cho công dân trước 15 ngày.
Hằng năm, công dân được nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia Công an nhân dân 01 lần vào tháng 02 hoặc tháng 03; vì lý do quốc phòng, an ninh nếu cần thiết thì được gọi lần thứ hai. (theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự)
Riêng với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm: được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ
Căn cứ Điều 21 của Luật Nghĩa vụ quân sự, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
– Nếu cần bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn…thời hạn trên có thể được kéo dài thêm tối đa 06 tháng.
– Thời gian phục vụ tại ngũ được tính từ ngày giao, nhận quân đến ngày cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Ngoài ra, thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
Nếu trốn nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử phạt hành chính: căn cứ Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP nếu vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị:
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
Ngoài ra, người vi phạm buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
– Xử lý hình sự: Theo Điều 332 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Bên cạnh đó, nếu tự gây thương tích, tổn hại sức khỏe bản thân, lôi kéo thêm người khác phạm tội…sẽ có mức phạt tù tối đa là 05 năm.