Bảo hiểm xã hội có tầm quan trọng rất lớn trong cuộc sống của người dân, đặc biệt là người lao động. Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng những chế độ về ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đủ điều kiện theo pháp luật quy định. Để hưởng bảo hiểm xã hội thì một trong các điều kiện là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Trong nhiều trường hợp, người lao động làm việc không đủ ngày trong tháng không được đóng bảo hiểm xã hội sẽ làm mất đi một số quyền lợi của mình. Vậy, số ngày làm việc trong tháng để đóng BHXH là bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.“.
Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.
Các lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
Người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi.
Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Hưởng thời gian và chế độ khi bản thân hoặc con ốm đau.
- Hưởng thời gian và chế độ khi thai sản, sinh con.
- Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi.
- Hưởng chế độ tai nạn lao động, chế độ bệnh nghề nghiệp.
- Hưởng chế độ lương hưu.
- Hưởng chế độ trợ cấp mai táng, hưởng tiền tuất.
Lợi ích cơ bản đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Hưởng chế độ hưu trí, lương hưu.
- Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ điều kiện.
- Hưởng chế độ tử tuất như trợ cấp mai tàng, tiền tuất.
Một số nguyên tắc bảo hiểm xã hội mà người đóng nên biết
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
- Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Số ngày làm việc trong tháng để đóng BHXH
Bảo hiểm xã hội có 02 hình thức là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với số ngày làm việc trong tháng để đóng bảo hiểm xã hội sẽ chỉ áp dụng đối với hình thức bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Hiện nay không có quy định cụ thể. Hiện nay, theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có nội dung quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.
Tại Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.“.
Như vậy, với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, việc đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội trong tháng theo quy định pháp luật phụ thuộc vào số ngày nghỉ việc không hưởng lương của người đó, cụ thể, người lao động nghỉ từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng lương thì không đóng bảo hiểm xã hội.
Với mỗi trường hợp làm việc không tròn tháng khác nhau, người lao động có thể thuộc trường hợp đóng hoặc không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định. Nếu trong tháng người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó công ty và người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Sẽ có các trường hợp như sau:
– Trường hợp 1: NLĐ nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng và vẫn hưởng lương do người sử dụng lao động chi trả thì NLĐ và người sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT theo quy định.
+ Người lao động không thuộc trường hợp nghỉ từ 14 ngày làm việc không hưởng lương trở lên, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, trong nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận về làm việc không trọn thời gian, số ngày làm việc trong tháng chỉ dưới 14 ngày. Theo đó, người lao động làm dưới 14 ngày theo đúng hợp đồng, không nghỉ ngày làm việc nào. Do đó theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đóng bảo hiểm.
Hoặc, các trường hợp khác, số ngày làm việc theo hợp đồng lao động là trên 14 ngày. Việc người lao động nghỉ và không hưởng lương 1 số ngày trong tháng dưới 14 ngày làm việc cũng không loại trừ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của các bên.
– Trường hợp 2: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH, BHYT; nhưng NLĐ sẽ vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
– Trường hợp 3: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động:
+ Không phải đóng BHXH; nhưng thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH để tính hưởng BHXH đối với NLĐ.
+ Không phải đóng BHYT, mà cơ quan BHXH sẽ đóng BHYT cho NLĐ.
– Trường hợp 4: NLĐ nghỉ việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH; thời gian này không được tính để hưởng BHXH đối với NLĐ.
Nghỉ lễ có được tính ngày làm việc đóng BHXH không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– Tết Âm lịch: 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ vào những dịp lễ, tết sẽ được hưởng nguyên lương. Do đó, vẫn sẽ được tính vào ngày công để đóng BHXH.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công ty nợ BHXH giải quyết chế độ cho nhân viên thế nào?
- Làm trước thời gian nghỉ thai sản có phải đóng BHXH hay không?
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Số ngày làm việc trong tháng để đóng BHXH năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh; mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3, Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.“
Do đó, nếu trong tháng đó mà công ty cho người lao động nghỉ và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội.
về vấn đề người lao động nghỉ ốm tham gia bảo hiểm xã hội, Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau: “Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN0, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN)“.
Do đó, nếu nghỉ ốm từ 14 ngày trở lên thì không phải đóng BHXH
Bảo hiểm xã hội gồm có 2 loại:
– BHXH bắt buộc
– BHXH tự nguyện