Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những loại bảo hiểm cần thiết đối với nhiều người. Cùng tìm hiểu về khái niệm, cũng như phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn. Để hiểu rõ hơn phương thức Đóng BHXH tự nguyện 5 năm; Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Theo đó, việc tham gia loại hình bảo hiểm này là hoàn toàn tự nguyện, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia.
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Ai được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH, những người sau đây sẽ dược tham gia BHXH tự nguyện:
1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm các chế độ nào?
Khoản 2 Điều 4 Luật BHXH năm 2014 nêu rõ:
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất. Với các chế độ này, người tham gia có thể đảm bảo cuộc sống cho mình khi không thể tiếp tục làm việc.
Có thể thấy, so với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng ít quyền lợi do không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
Tuy nhiên, nếu muốn nhận lương hưu khi về già để có chỗ dựa kinh tế, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn nên tham gia BHXH tự nguyện.
Quyền lợi cụ thể khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
* Chế độ hưu trí:
– Về lương hưu hằng tháng:
+ Điều kiện hưởng:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: 60 tuổi 03 tháng (nam nghỉ hưu năm 2021) và 55 tuổi 04 tháng (nữ nghỉ hưu năm 2021).
- Có đủ 20 năm BHXH trở lên.
+ Mức hưởng lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
+ Trợ cấp một lần: Mỗi năm đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
– Về BHXH một lần:
+ Điều kiện hưởng:
- Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định.
- Tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
+ Mức hưởng: Tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được:
- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH trước năm 2014.
- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: Thời gian đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.
Chế độ tử tuất:
– Trợ cấp mai táng:
+ Điều kiện: Áp dụng với trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu chết hoặc bị tuyên bố đã chết.
+ Mức trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
– Trợ cấp tuất: Trường hợp tham gia BHXH tự nguyện chỉ được giải quyết tuất một lần.
+ Đối với thân nhân của người đang đóng hoặc đang bảo lưu thời gian đóng, cứ mỗi năm:
Phương thức Đóng BHXH tự nguyện 5 năm
Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 9. Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- 1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
- đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
- e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
- 2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này”.
Đóng một lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm/lần)
Được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Công thức:
Trong đó:
- T1: Mức đóng một lần cho n năm về sau (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện chọn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).
- n: Số năm đóng trước do người tham gia BHXH chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến (n×12).
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Đóng BHXH tự nguyện 5 năm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xin trích lục bản án ly hôn giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau:
Mức đóng hằng tháng = 22% x Mức thu nhập chọn đóng BHXH – Mức nhà nước hỗ trợ đóng BHXH
Trong đó:
– Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện do người lao động tự lựa chọn nhưng có giới hạn như sau:
+ Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 700.000 đồng/tháng.
+ Mức cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng.
– Mức nhà nước hỗ trợ đóng:
Nhà nước bắt đầu hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ 01/01/2018 và hỗ trợ trong 10 năm đối với người tham gia BHXH tự nguyện
Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:
1 – Đóng hàng tháng.
2 – Đóng 03 tháng một lần.
3 – Đóng 06 tháng một lần.
4 – Đóng 12 tháng một lần.
5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần.
6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.
Điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về phân cấp quản lý như sau:
1.1. BHXH huyện
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.
Theo đó, người lao động có thể đến địa điểm sau để mua BHXH tự nguyện:
1- Cơ quan BHXH cấp huyện nơi mình cư trú (có thể nơi tạm trú hoặc thường trú);
2 – Điểm thu, đại lý thu BHXH trên địa bàn mình ở.