Bảo hiểm y tế ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mọi người dân. Loại bảo hiểm này hỗ trợ được phần lớn chi phí khám và điều trị bệnh khi chẳng may bị ốm hoặc gặp tai nạn. Hơn thế, bảo hiểm y tế còn hỗ trợ phần lớn cho việc khám thai định kỳ và sinh đẻ.
Tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014 đã quy định cụ thể về quyền lợi bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia. Riêng trong chế độ thai sản, bà bầu sẽ được hưởng những quyền lợi cụ thể ở từng trường hợp khác nhau. Vậy mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm y tế là gì?
Bảo hiểm y tế còn gọi là bảo hiểm sức khỏe, là một trong những; hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà người mua bảo hiểm sẽ được; cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng; như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Bảo hiểm y tế được thực hiện không vì mục đích; lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của; Luật bảo hiểm y tế. Thường thì các tổ chức Y tế công lập sẽ buộc phải tham gia để có thể; giúp người dân chăm sóc sức khỏe tốt nhất còn đối với các cơ quan y tế tư sẽ được khuyến khích tham gia không ép buộc.
Bảo hiểm y tế nhằm phục vụ, bảo vệ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Khi ốm đau, bệnh tật, khi xảy ra các sự cố, tai nạn ngoài ý muốn BHYT hỗ trợ đắc lực giúp chi trả một phần hoặc toàn bộ viện phí để bạn được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Bảo hiểm y tế ở nước ta do nhà nước cung cấp và không nhằm mục đích lợi nhuận mà nó là một chính sách xã hội được quy định bởi Luật Bảo hiểm y tế vì vậy người dân sẽ có trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm theo quy định.
Mang thai có được mua bảo hiểm y tế không?
Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014; quy định về các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, trường hợp người dân tự nguyện; muốn tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng những chế độ khi sinh thì có thể tham gia bảo hiểm; y tế theo hình thức tham gia theo hộ gia đình.
Quyền lợi khi tham gia BHYT nếu người mẹ tham gia BHYT
Sinh con tại cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đúng tuyến.
Dựa vào mã số thẻ BHYT của từng cá nhân mà có mức hưởng khác nhau, cụ thể:
– Số 1: 100% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT; và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán.
– Số 2: 100% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT; (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật) ; Chi phí vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc; khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
– Số 3: 95% chi phí sinh con thuộc phạm vi; chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật); 100%; chi phí nếu sinh con tại tuyến xã mà tổng chi phí đó thấp hơn 15% tháng lương cơ sở.
– Số 4: 80% chi phí sinh con thuộc phạm vi chi trả BHYT; (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật); 100% chi phí khi sinh con ở tuyến xã.
– Số 5: 100% chi phí sinh con, kể cả chi phí ngoài phạm vi được hưởng BHYT, chi phí vận chuyển.
Sinh con tại cơ sở KCB trái tuyến
Sẽ được thanh toán theo mức hưởng quy định đối với trường hợp sinh con đúng tuyến như trên theo tỷ lệ sau:
– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.
– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú.
– Tại bệnh viên tuyến huyện là 100% tổng chi phí khi sinh con.
Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu?
Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như sau: Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây: khám thai định kỳ, sinh con.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, bảo hiểm y tế không quy định về khoảng thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế trước khi sinh là bao lâu thì mới được hưởng chế độ của bảo hiểm y tế.
Quy định này khác với quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, khi đang tham gia bảo hiểm y tế thì khi sinh con sẽ được thanh toán tiền bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, tại Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014; chỉ rõ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế cho giá trị sử dụng:
“Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình từ ngày; Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính; thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế”.
Theo quy định này, người mang thai tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình; lần đầu thì thẻ bảo hiểm sẽ có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng. Để hưởng được những ưu đãi của bảo hiểm y tế trong việc sinh đẻ thì bạn; nên tham gia trước đó ít nhất 30 ngày so với ngày dự sinh.
Thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế trước khi sinh
Người mang thai khi tiến hành mua bảo hiểm y tế tự nguyện cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu số TK1-TS;
- Danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo mẫu D01 – HGĐ; nhận từ Trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản;
- Bản chính hoặc bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú KT3 để tiến hành đối chiếu thông tin;
- Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của những người; đã có thẻ bảo hiểm y tế để nộp kèm danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế; để xác định việc giảm trừ mức đóng.
Lưu ý:
- Việc kê khai danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm y tế; chỉ cần đại diện hộ gia đình lên tiến hành kê khai. Người kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai; đó nếu kê khai sai thì phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn; chi phí khám chữa bệnh (nếu có phát sinh);
- Hồ sơ sau khi chuẩn bị xong hồ sơ; thì bạn tiến hành nộp; tại nơi bạn có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế trước khi sinh thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định trụ sở, đại lý thu bảo hiểm y tế tự nguyện; và cơ sở bạn sẽ khám chữa bệnh ban đầu.
Bước 2: Đến tại đại lý thu đã xác định để làm thủ tục mua bảo hiểm y tế. Xuất trình giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.
Bước 3: Nộp tờ khai cho đại lý hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội; và đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định. Sau khi kiểm tra đối chiếu; không có vấn đề gì người mua bảo hiểm y tế sẽ được cấp bảo hiểm y tế sau khoảng 10 ngày làm việc.
Bước 4: Nhận kết quả và thẻ bảo hiểm y tế; theo đúng giấy hẹn tại nơi đã nộp hồ sơ. Thời hạn cấp mới không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “ Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu trích lục hộ tịch giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp người dân tự nguyện muốn tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng những chế độ khi sinh thì có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức tham gia theo hộ gia đình.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình:
“ 1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên thì khi tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình, người mua sẽ đăng ký tại nơi có sổ hộ khẩu hoặc nơi có sổ tạm trú.
Thời gian được cấp thẻ BHYT được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi và bổ sung năm 2014 cho biết, người tham gia bảo hiểm sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm trong các trường hợp sau:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế về đối tượng không được hưởng bảo hiểm y tế, quỹ nhà nước sẽ không chỉ trả thêm bất cứ khoản nào nếu đã được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám chữa bệnh, khám thai định kỳ và sinh con.
Như vậy, khi đi sinh con đúng tuyến bệnh viện đã đăng ký bảo hiểm y tế hay đi sinh dịch vụ tại các bệnh viện khác thì vẫn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, mức hưởng của ở trường hợp này sẽ được luật bảo hiểm y tế điều chỉnh và công bố.
Mua thẻ bảo hiểm y tế trước khi sinh sẽ được thanh toán khi đi sinh đẻ. Mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ có sự khác nhau khi đi sinh đúng tuyến và trái tuyến.
Mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình là 80% chi phí khám chữa bệnh. Trong trường hợp bạn đi trái tuyến, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán theo phạm vi được hưởng như sau:
Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.