Ốm đau, bệnh tật là bất khả kháng dù không một ai mong muốn điều đó xảy đến với mình. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, trong một số trường hợp, người lao động muốn nghỉ ốm vẫn phải có đơn có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh tại bài viết dưới đây của Luật sư X.
Quy tắc viết đơn xin nghỉ phép
Các nội dung chính không thể thiếu trong đơn xin nghỉ phép gồm:
- Quốc ngữ, tiêu ngữ: Thường được đặt trên đầu tiên chính giữa của đơn xin nghỉ phép hoặc phía trên cùng lề bên phải song song với tên đơn vị, doanh nghiệp nơi mình làm việc, công tác.
- Tên đơn: VD: Đơn xin nghỉ, đơn xin nghỉ phép không lương, đơn xin nghỉ chế độ thai sản, … được viết chữ in hoa.
- Tên tuổi, ngày sinh, giới tính, chức vụ, địa chỉ, số CMT hoặc thẻ căn cước… của người làm đơn.
- Thời gian xin nghỉ.
- Lý do xin nghỉ.
- Bàn giao công việc cho ai, bộ phận nào.
- Ký tên, ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm.
Nếu doanh nghiệp của bạn có mẫu theo quy định chung thì bạn chỉ cần điền vào, tuy nhiên trong trường hợp chưa có bạn phải tự làm hãy tham khảo một vài mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn theo quy định sau đây.
Mẫu đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh.
Chế độ cho người lao động nghỉ ốm.
Tùy thuộc vào chế độ chính sách của mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mà người lao động có thể được hưởng những quyền lợi nhất định khi bị ốm.
Với những doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt, trong thời gian nghỉ ốm, người lao động không chỉ được động viên thăm hỏi bằng tinh thần mà còn được hỗ trợ bằng vật chất.
Ngoài các chế độ từ người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH còn được hưởng chế độ ốm đau khi:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
(Điều 25 Luật BHXH hiện hành)
Theo đó, tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH và điều kiện làm việc, người lao động sẽ được nghỉ ốm từ 30 đến 70 ngày. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì được nghỉ nhiều nhất 180 ngày, nếu hết thời gian này vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.
Trong thời gian nghỉ ốm này, người lao động được hưởng chế độ với mức hưởng hàng tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.
(Điều 27 và Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Thủ tục hưởng chế độ khi nghỉ ốm.
Ngay sau khi khỏi bệnh, trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau cho người sử dụng lao động để giải quyết chế độ:
– Giấy ra viện nếu điều trị nội trú;
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;
– Giấy khám, chữa bệnh dịch ra tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.
(Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Chế độ nghỉ phép của người lao động năm 2022.
Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, quy định nghỉ hằng năm với NLĐ như sau:
– NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hiện hành, điểm b khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt cũng được hưởng 14 ngày).
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Hiện hành, tại điểm c khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định này áp dụng với cả đối tượng NLĐ làm việc tại nơi có có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt).
– NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Phải đổi hộ chiếu trước khi hết hạn bao lâu?
- Mẫu đơn khiếu nại không khởi tố vụ án hình sự
- Làm lại hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
- Thủ tục xin cấp lại giấy chứng tử năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin nghỉ phép đi chữa bệnh″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, dịch vụ đăng ký bảo vệ thương hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 13 Luật viên chức năm 2010 quy định quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
“1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”.
Thông thường, mỗi lao động được nghỉ 12 ngày phép có hưởng lương trong năm. Một số trường hợp nghỉ phép năm bao gồm: nghỉ vì việc tang quyến, nghỉ để đi du lịch, nghỉ để chữa bệnh… Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi cơ bản dành cho người lao động ở bất kỳ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị…
Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động. – Số ngày nghỉ theo thâm niên được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày