Hợp tác tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế được khuyến khích phát triển ở Việt Nam. Đây là một tổ chức kinh tế nhưng không hoạt động với vai trò chủ yếu là phát triển kinh tế mà là tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần ổn định chính trị – xã hội. Trong thực tế hiện nay việc thành lập hợp tác xã đang ngày càng được mở rộng và phát triển. nhưng vì một lý do nào đó mà hợp tác xã không hoạt động trong thời gian dài, vi phạm các quy định của Luật hợp tác xã và bắt buộc phải giải thể. Quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?
Căn cứ pháp lý
Luật hợp tác xã 2012 số 23/2012/QH13
Quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã
Mẫu Quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã mới nhất
Hợp tác xã là gì?
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
- Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Tại sao lại quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã?
Theo Khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã bị giải thể bắt buộc vì:
Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do;
b) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
đ) Theo quyết định của Tòa án.
Thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã
Theo quy định tại Điều 54, Luật hợp tác xã 2012 thì thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã bao gồm:
- Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;
- Hồ sơ giải thể bắt buộc gồm quyết định giải thể bắt buộc và giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc, hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây: đăng báo địa phương nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong 03 số liên tiếp về quyết định giải thể bắt buộc; thông báo tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng; xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 49 của Luật này.
Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, hội đồng giải thể phải nộp 01 bộ hồ sơ về việc giải thể, con dấu và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc xử lý các tài liệu khác thực hiện theo quy định của pháp luật. Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải thể bắt buộc, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật.
Liên hệ
Trên đây là những tư vấn của Luật Sư X về Quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã. Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về các thủ tục vay vốn ngân hàng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền,tạm ngừng kinh doanh, hồ sơ thành lập công ty,… Vui lòng liên hệ 0833102102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Công chứng giấy tờ ở đâu Hà Nội
- Có được công chứng giấy tờ ở Ủy ban nhân dân phường không?
- Đăng ký tạm trú có cần giấy tạm vắng không?
Câu hỏi thường gặp
Kinh phí giải thể hợp tác xã được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Giải thể, phá sản, bị hợp nhất, bị sáp nhập;
2. Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không trung thực, không chính xác;
3. Lợi dụng danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để hoạt động trái pháp luật;
4. Hoạt động trong ngành, nghề mà pháp luật cấm;
5. Hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
6. Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký;
7. Chuyển trụ sở chính sang địa phương khác với nơi đăng ký trong thời hạn 01 năm mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì khi có quyết định giải thể bắt buộc hợp tác xã thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.