Em là nam, 22 tuổi, vừa vào làm nhân viên hợp đồng của một doanh nghiệp. Lấy cớ chỉ bảo công việc, sếp thường cử em đi công tác cùng và có hành vi gợi dục. Ban đầu, mọi việc chỉ là việc bình phẩm về trang phục, sau đó đến về hình thể. Sau đó, ông ta bắt đầu hỏi han về chuyện yêu đương, kể các câu chuyện cười ẩn ý về tình dục. Em thấy xấu hổ và hơi khó chịu nhưng nghĩ mọi chuyện này là một phần “văn hoá công sở” nên chỉ im lặng. Có nên kiện khi bị sếp đụng chạm gạ gẫm không?
Vài tháng sau, sếp hay lấy cớ nhắc nhở riêng về công việc, gọi em vào phòng hoặc cử đi công tác cùng, sau đó đụng chạm rồi gạ gẫm quan hệ tình dục. Đổi lại, ông ta sẽ “nâng đỡ” thăng tiến, còn không thì em sẽ “mất hết”. Mong Luật sư tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
Quấy rối tình dục chốn công sở là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm. Để trả lời câu hỏi của bạn cũng như những thắc mắc khác có liên quan, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết này nhé:
Căn cứ pháp lý
Quấy rối tình dục là như thế nào?
Hiện nay chưa có một định nghĩa rõ ràng về hiện tượng quấy rối tình dục bởi hiện tượng này ngày một diễn ra phổ biến với những hình thức rất đa dạng.
Tuy nhiên có thể hiểu một cách tổng quát; quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại bất cứ khoảng thời gian và không gian nào mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.
Quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục với người khác mà chưa được sự chấp thuận; hành vi này gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của người bị tác động.
Quấy rối tiình dục tại nơi làm việc
Hiện tượng quấy rối tình dục không chỉ xảy ra ở nơi công cộng mà còn xảy ra ở nơi làm việc. Để bảo vệ quyền; lợi ích và môi trường làm việc của người lao động; Bộ luật lao động 29 quy định rất rõ về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 có quy định về hành vi này cụ thể như sau:
“Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động”.
Khoản 1 và khoản 2 Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP mô tả cụ thể hành vi như sau: Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị; yêu cầu; gợi ý; đe dọa; ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi; nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an; gây tổn hại về thể chất; tinh thần; hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
Những hành vi nào bị coi là quấy rối tình dục?
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
- Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
- Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
- Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Có nên kiện khi bị sếp đụng chạm gạ gẫm không?
Để trả lời cho câu hỏi bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có nên khởi kiện. Nếu chỉ xét riêng về quy định của pháp luật; việc người sếp có hành vi đụng chạm, gạ gẫm sẽ có quy định riêng của công ty để điều chỉnh về việc xử lý kỷ luật. Bên cạnh việc xử lý kỷ luật tại công ty; người sếp đó cũng sẽ bị trừng trị bởi pháp luật với hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hay nói cách khác; về mặt lý thuyết; bị sếp đụng chạm, gạ gẫm có thể khởi kiện được.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên; việc khởi kiện phải dựa trên cơ sở có giả thiết cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân bị xâm phạm. Và việc này đi liền với việc phải chứng minh được điều đó. Và trong nhiều trường hợp; việc chứng minh khó có thể thực hiện được vì nhiều lý do. Vậy nên, nếu có đầy đủ chứng cứ về việc bị xâm phạm; việc bị sếp đụng chạm, gạ gẫm là hoàn toàn có thể khởi kiện.
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử phạt như thế nào?
Hiện nay, hành vi quấy rối tình dục đã xuất hiện ở nhiều nơi, kể cả ở nông thôn và thành phố, đặc biệt là tại nơi làm việc. Đã có không ít các vụ quấy rối tạo những làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có những hình phạt xử lý thích đáng những đối tượng này.
Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, người thực hiện hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội; Phòng chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy chữa cháy; Phòng ngừa và kiểm soát bạo lực gia đình. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 5, Nghị định này quy định những người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ở đây, cử chỉ thô bạo, trêu ghẹo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đều được xem là tội quấy rối tình dục.
Ngoài ra, trường hợp hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác.
Không chỉ vậy, để xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước khi bị quấy rối và người lao động sẽ bị sa thải nếu có hành vi quấy rối người khác tại nơi làm việc.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề; “Có nên kiện khi bị sếp đụng chạm gạ gẫm không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Xem phim 18+ có bị phạt hay không?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư ?
- Của hồi môn là tài sản chung hay tài sản riêng ?
- Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; người thực hiện hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 5; Nghị định này quy định những người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ở đây; cử chỉ thô bạo, trêu ghẹo, khiêu khích, xúc phạm danh dự; nhân phẩm người khác đều được xem là tội quấy rối tình dục.
Để xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước khi bị quấy rối và người lao động sẽ bị sa thải nếu có hành vi quấy rối người khác tại nơi làm việc.
Trường hợp hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác; có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Người phạm tội có thể bị xử lý các khung hình phạt cao hơn nếu có các yếu tố tăng nặng.