Hiện nay, theo quy định của pháp luật có một số những giao dịch, hợp đồng, bản dịch bắt buộc phải được công chứng theo đúng thủ tục để đảm bảo tính pháp lý khi thực hiện. Bên cạnh đó, những hợp đồng, giao dịch không bắt buộc phải công chứng nhưng vẫn có thể được công chứng theo yêu cầu. Vậy phí công chứng được quy định ở văn bản nào? Biểu phí công chứng 2021 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm chi tiết nhé!
Phí công chứng là gì?
Phí công chứng là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng phải trả cho phòng Công chứng, văn phòng Công chứng sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giao dịch, phí lưu giữ, phí lưu giữ I chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng“.
Văn bản công chứng có giá trị pháp lý như thế nào?
Văn bản công chứng có hiệu lực pháp lý kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng.
Giao dịch, hợp đồng được công chứng có hiệu lực thi hành với các bên có liên quan, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo hợp đồng, giao dịch nếu đã có thỏa thuận, nếu không sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ, những tình tiết, những sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh (trừ khi tòa án tuyên bố là vô hiệu).
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như văn bản được dịch.
Như vậy, hiểu đơn giản, việc công chứng những hợp đồng, giao dịch hay các bản dịch sẽ làm tăng hiệu lực pháp lý của văn bản đó, dễ dàng chứng minh được khi có các tranh chấp xảy ra.
Thông tư thu phí công chứng
Hiện nay, phí công chứng được quy định theo Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên. Áp dụng với:
- Tổ chức, cá nhân yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, yêu cầu lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng; yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; yêu cầu thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng, thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng, cá nhân được cấp thẻ công chứng.
- Tổ chức thu phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên;
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
Bên cạnh đó, còn có Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 257/2016/TT0BTC.
Lệ phí công chứng sao y bản chính
Về quy định đối với biểu phí công chứng 2021 về lệ phí công chứng sao y bản chính, Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy định như sau:
- Khoản 5 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định: Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
- Khoản 7 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định: Phí chứng thực bản sao từ bản chính: 02 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.
Phí công chứng mua bán nhà đất 2021
Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Biểu phí công chứng 2021 tại Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định phí công chứng như sau:
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC thì:
a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi,góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
[…] d) Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng tính như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
TT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu(đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 50 triệu đồng | 50 nghìn |
2 | Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng | 100 nghìn |
3 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
4 | Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng |
5 | Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng |
6 | Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng |
7 | Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
8 | Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ khắc dấu công ty nhanh chóng giá rẻ
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về chuyển nhượng đất
- Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Biểu phí công chứng 2021 khi công chứng nhà đất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014:
“Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng“.
Theo quy định của pháp luật khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.