Tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp tùy theo mức độ và tính chất của hành vi phạm tội sẽ phải chịu các mức phạt khác nhau. Vậy tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm chi tiết nhé!
Tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp
Hiện nay, tội xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
Tội xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Mặt dù điều văn của điều luật nêu ba loại hành vi ( khám, đuổi hoặc hành vi khác), nhưng các hành vi này đều được gọi chung là hành vi xâm phạm, nên dù người phạm tội thực hiện một hoặc cả ba hành vi trên thì cũng chỉ định tội là “xâm phạm chỗ ở của công dân”.
Xâm nhập gia cư bất hợp pháp và đánh người
Căn cứ Điều 158 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp phápvào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Đối với việc đánh người gây thương tích trong tình trạng say rượu của em bạn, Theo Điều 13 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác.
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi đánh người gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
“1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”.
Nếu đánh người gây thương tích do uống rượu vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tỷ lệ thương tật của người bị hại theo quy định trên.
Nhưng nếu việc gây thương tích cho người khác chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Việc bồi thường được quy định theo điều 584, 585, 589 Bộ luật dân sự năm 2015.
Có thể bạn quan tâm:
- Đình công bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?
- Trường hợp nào không được bắt giữ người vào ban đêm?
- Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tội xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tại mẫu giấy xác nhận độc thân, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau: “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác“.
Theo điểm i khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà có tính chất côn đồ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.