Trong thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook thông báo kiện 4 người Việt Nam lên tòa án quận tại TP.Oakland (bang California, Mỹ), vì gây thiệt hại 36 triệu USD tiền quảng cáo trên nền tảng này. Liệu 4 người Việt bị kiện bản án có được thi hành không? Việt Nam có chấp nhận vấn đề này không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tóm tắt vụ việc Facebook kiện 4 người Việt
Trong thông cáo được gửi đi ngày 30-6, Facebook cho biết nhóm 4 người Việt Nam gồm Nguyễn Th. (còn gọi là Nguyễn H.Th.), Lê K., Nguyễn Q.B và Phạm H.D (còn gọi là D.Ma); đã dùng thủ thuật có hành vi chiếm đoạt các tài khoản và chạy quảng cáo trái phép; khiến mạng xã hội này thiệt hại hơn 36 triệu USD (gần 830 tỉ đồng Việt Nam).
Trong đơn kiện, Facebook đề nghị Tòa án quận Nam California xét xử các cáo buộc với bị đơn. Mạng xã hội này yêu cầu được phán xét để cấm nhóm bị đơn truy cập nền tảng Facebook, và đòi bồi thường số tiền ít nhất 36 triệu USD.
Facebook kiện 4 người Việt bản án có được thi hành?
Trường hợp bản án được thi hành (Việt Nam công nhận bản án)
4 người Việt bị kiện bản án có được thi hành? Theo Điều 427 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không được tòa án Việt Nam công nhận thì không có hiệu lực pháp luật tại Việt Nam, trừ trường hợp đương nhiên được công nhận quy định tại Điều 431 của Bộ luật này”.
Tại Điều 431 quy định: bản án, quyết định của tòa án nước ngoài đương nhiên được công nhận tại Việt Nam khi “Bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam được quy định tại điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên”.
Trường hợp Việt Nam và quốc gia nơi ra bản án, quyết định dân sự không cùng là thành viên của điều ước quốc tế quy định về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, thì tòa án Việt Nam vẫn có thể công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trên cơ sở có đi có lại khi có yêu cầu công nhận và cho thi hành. “Việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại phải phù hợp, không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Qua đây, có thể thấy 4 người Việt bị kiện bản án có được thi hành không?
Thứ nhất, khởi kiện ở đây hiểu là khởi kiện dân sự (không phải hình sự cho đi tù); nên vấn đề đjăt ra thường sẽ là bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, khi đòi bồi thường tiền và cấm truy cập facebook. Thì việc quản lý để không truy cập facebook dường như là rất khó có thể thực hiện được.
Vấn đề đặt ra là:
– Việt Nam với Mỹ chưa từng ký kết hiệp định tương trợ tư pháp nào. Nên vấn đề sẽ rất nan giải khi giải quyết.
– Theo nguyên tắc có đi có lại; nếu trường hợp Việt Nam công nhận bản án thì đổi lại Mỹ sẽ cho Việt Nam điều trong trường hợp này.
Như vậy, khả năng cao là nhóm các bạn trẻ sẽ bình an vô sự khi ở Việt Nam.
Nhưng nhóm bị đơn khả năng vẫn chịu rủi ro: Nếu tòa án Cali ra phán quyết; và các bị đơn có tài sản tại các quốc gia mà được hoa kỳ kí hiệp ước; thì hoàn toàn có thể bị phong tỏa để hoàn thành nghĩa vụ bồi thường.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hiệp định tương trợ tư pháp là Điều ước quốc tế chuyên môn được ký kết nhằm thiết lập các nguyên tắc, quy chuẩn, quy phạm pháp luật hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong giải quyết các vấn đề tư pháp.
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại Việt Nam là việc thừa nhận và cho phép thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự… của Tòa án nước ngoài theo những nguyên tắc và trình tự pháp lý nhất định.
Nguyên tắc có đi có lại là nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế. Theo đó một quốc gia sẽ dành chế độ pháp lý nhất định; có thể là chế độ đãi ngộ quốc gia; hoặc chế độ đãi ngộ tối huệ quốc; hay một số quyền lợi nào đó cho thể nhân và pháp nhân một nước ngoài giống như chế độ pháp lý; những quyền lợi hoặc ưu đãi mà các thể nhân và pháp nhân của nước này cũng được hưởng ở nước ngoài đó. Nguyên tắc có đi có lại bao gồm nguyên tắc có đi có lại thực chất và nguyên tắc có đi có lại hình thức.