Chào luật sư! Tôi tên Thủy; hiện tại 32 tuổi đang làm tại 1 nhà máy may A (xin giấu tên). Tôi đã ký hợp đồng lao động với công ty và thời hạn là 24 tháng; tuy nhiên sếp của tôi lại có hành vi quấy rối nhân viên; vậy tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Nếu tôi nghỉ việc mà chưa có sự đồng ý của cấp trên thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Và nếu như tôi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng mà sau đó thay đổi ý định thì có được quay trở lại làm không? Rất mong được luật sư giải đáp 1 số vấn đề về nghỉ việc theo quy định! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về 1 số vấn đề về nghỉ việc theo quy định? như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
1 số vấn đề về nghỉ việc
Vấn đề 1 về nghỉ việc
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019; người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Đối với một số ngành, nghề; công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Các công việc; ngành nghề đặc thù bao gồm:
- Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay; nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
- Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất; kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; những người lao động làm các công việc; ngành nghề đặc thù trên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; nhưng phải báo trước ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; và ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
Vấn đề 2 về nghỉ việc
Hợp đồng lao động còn thời hạn mà người lao động muốn nghỉ ngay; không tuân thủ thời hạn báo trước; thì phải làm sao?
Đối với trường hợp hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn; nếu người lao động muốn nghỉ ngay (không tuân thủ theo quy định thời hạn báo trước); thì cần có sự đồng ý của người sử dụng lao động.
Nếu hợp đồng lao động còn hạn; mà tự ý nghỉ việc khi sếp chưa đồng ý; thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013; những người lao động (là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 43); thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đủ các điều kiện.
Căn cứ điểm a khoản 1 điều 49 Luật Việc làm; trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy; có thể hiểu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là lỗi; là sự chủ động của người lao động; nên họ sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Vấn đề 3 về nghỉ việc
Vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc luôn là 1 vấn đề nóng. Vậy nếu người lao động bị người sử dụng lao động quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì có quyền nghỉ việc không cần báo trước không?
Căn cứ khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019; người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; mà không cần báo trước trong các trường hợp sau đây:
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Không được bố trí theo đúng công việc; địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; trừ trường hợp quy định tại điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 97 của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói; hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe; nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 điều 138 của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 điều 16 của Bộ Lao động năm 2019; làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy; người lao động bị quấy rối tình dục thì hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để bảo vệ chính mình và ngoài ra họ cũng có quyền được làm trong môi trường làm việc trong sạch; lành mạnh; tiến bộ;… Đối với hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Vấn đề 4 về nghỉ việc
Trường hợp đã thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng sau đó đổi ý; thì có được đi làm trở lại như bình thường không?
Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định như sau: “Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước; nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý“.
Như vậy; tuy là đã thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; nhưng nếu người lao động thay đổi quyết định đó; thì theo quy định pháp luật họ có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước; nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được người sử dụng lao động đồng ý. Có nghĩa là nếu còn trong thời hạn thông báo nghỉ việc như quy định tại khoản 1 Điều 35 và được sự đồng ý của người sử dụng lao động; thì người lao động hoàn toàn có thể quay trở lại làm việc bình thường.
Vấn đề 5 về nghỉ việc
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật; thì có phải phải bồi thường cho người sử dụng lao động không?
Căn cứ điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019; nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
- Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương; theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động; trong những ngày không báo trước.
- Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo; quy định tại Điều 62 của Bộ luật Lao động năm 2019.
- Không được trợ cấp thôi việc.
Như vậy; nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như: nghỉ không thông báo, không có sự đồng ý của người sử dụng lao động; mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động thì ngoài việc không được hưởng trợ cấp thôi việc; người lao động còn phải hoàn trả những chi phí đào tạo; hơn thế nữa còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động theo quy định; bởi lẽ việc đó sẽ ảnh hưởng đến người sử dụng lao động và công ty.
Có thể bạn quan tâm
- Người lao động tự ý nghỉ việc có được hưởng lương không?
- Đóng BHXH thế nào khi đã nghỉ việc chờ lương hưu?
- Bị điều chuyển công việc khác người lao động có được nghỉ việc không ?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “1 số vấn đề về nghỉ việc theo quy định?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mỗi người lao động chỉ được cấp một mã số bảo hiểm 01 lần duy nhất trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm, mã số bảo hiểm này được thể hiện ngay tên tờ bìa của Sổ bảo hiểm xã hội, chính vì vậy người lao động dù có tự ý nghỉ việc đi chăng nữa thì đơn vị sử dụng lao động vẫn sẽ có trách nhiệm chốt Sổ bảo hiểm xã hội và trả lại Sổ bảo hiểm xã hội (Căn cứ khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019).
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền trên; trừ trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Theo Điều 48 Bộ Luật lao động năm 2019; trong thời hạn 14 ngày làm việc (chậm nhất là 30 ngày) kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của người lao động; trong đó có tiền lương cho những ngày người này đã làm việc.