Gần đây, tình trạng sử dụng mạng xã hội để làm nhục người khác xảy ra vô cùng thường xuyên và phổ biến. Vậy hành vi này có bị pháp luật xử lý không? Xúc phạm nhân phẩm người khác trên mạng xã hội phạt gì? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
– Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội.
Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam hiện hành mà cụ thể được ghi nhận tại Hiến pháp nước Việt nam năm 2013 thì “quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản và quan trọng của mỗi người”. Mà được quy định cụ thể tại Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, có thể hiểu rằng, tự do ngôn luận cần đặt trong một khuôn khổ theo pháp luật quy định nhằm không bị lợi dụng dẫn tới ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác, cũng như làm lệch lạc thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng.
Như vậy, xét về góc độ pháp lý thì hành vi xúc phạm, lăng mạ, làm nhục người khác qua các tin nhắn trên mạng xã hội và tin nhắn điện thoại của các cá nhân là vi phạm pháp luật.
Ngoài ra thì theo như quy định tại Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp 2013, quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Đồng thời thì quyền này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”.
Trong đó thì theo tổng hợp trên Wikipedia, mạng xã hội được nhắc đến ở đây đó chính là “dịch vụ mạng xã hội” hay “trang mạng xã hội”, trong thực tế thì mạng xã hội còn được biết đến là nền tảng trực tuyến mới phát triển mạnh trong giai đoạn gần đây và được người dân sử dụng rộng rãi. Đồng thời thì mạng xã hội còn là nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác trên mọi miền đất nước, thậm chí là những cá nhân là người nước ngoài trên khắp thế giới mà có chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ, sở thíc… hay có mối quan hệ ngoài đời thực để mọi người có thể xích lại gần nhau hơn.
Đồng thời thì, danh dự, nhân phẩm cũng được biết đến ở đây là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Còn đối với khái niệm về hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm ở đây thì pháp luật không có quy định rõ về nội dung của phái niệm này. Tuy nhiên, vẫn có thể hiểu một cách đơn giản về khái niệm của hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.
Xúc phạm nhân phẩm người khác trên mạng xã hội phạt gì?
Việc làm nhục người khác trên mạng xã hội được thể hiện qua nhiều hình thức. Chúng có thể là những lời bình luận mang tính chất sỉ nhục, lăng mạ, chửi rủa hoặc những thông tin sai lệch, mang tính chất bêu xấu… được đăng tải trên mạng xã hội. Những hành vi này được thực hiện nhằm mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm và khiến họ cảm thấy nhục nhã.
Để bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác thì hành vi vi phạm phải xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Nếu phạm tội này, theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
– Đối với người đang thi hành công vụ;
– Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
– Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 – 05 năm khi gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Tội làm nhục người khác được chỉ áp dụng với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Phạt hành chính với hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội.
Tùy thuộc vào tính chất của hành vi vi phạm, nếu chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi làm nhục người khác trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính.
Trong đó, tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Lưu ý: Mức phạt này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (Căn cứ Điều 4 Nghị định 15).
Hiện nay, làm nhục người khác trên facebook rất ít khi bị xử lý hình sự mà chỉ xử lý hành chính.
Bị người khác xúc phạm trên mạng xã hội phải làm thế nào?
Xúc phạm nhân phẩm và danh dự trên trang mạng xã hội, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn tố cáo gửi tới Cơ quan công an cấp huyện nơi người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc nơi bạn cư trú để được giải quyết. Đồng thời thì nếu thời gian giải vụ việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của bạn trên mạng xã hội được giải quyết lâu, bạn nên lên trực tiếp cơ quan công an để bạn hỏi rõ việc điều tra, xác minh hiện nay đến đâu, đề nghị cơ quan công an giải quyết sớm cho bạn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn mới năm 2022
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Mẫu trả lời đơn kiến nghị của công dân mới năm 2022
- Đơn xin giải thể hợp tác xã mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xúc phạm nhân phẩm người khác trên mạng xã hội phạt gì?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quyền của mỗi người về danh dự, nhân phẩm, uy tín được pháp luật đưa lên hàng đầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người. Vậy hành vi vu khống, xúc phạm người khác trên facebook là vi phạm pháp luật. Pháp luật cũng quy định về hình thức xử phạt hành vi trên tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người thực hiện hành vi đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 quy định: “Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.“
Với mức lương cơ sở hiện này là 1.490.000 đồng; thì bạn có thể yêu cầu tối đa là 14.900.000 đồng.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng do hành vi của người xúc phạm danh dự nhân phẩm gây ra; bạn có thể gửi đơn tố cáo người này đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc lên Công an cấp huyện nơi người này cư trú để giải quyết.