Xin chào Luật Sư cùng mọi người. Sắp tới tôi được thuê lái xe cho một tang lễ, tuy nhiên tôi chưa biết rõ về quyền ưu tiên đối với xe tang. Xe tang có quyền được vượt hay không? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Xe tang có quyền vượt qua không?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Xe ưu tiên được định nghĩa như thế nào?
Xe ưu tiên là một trong các phương tiện tham gia giao thông đường bộ, nhưng loại phương tiện này đặc biệt hơn các phương tiện tham gia giao thông khác ở chỗ nó được pháp luật trao nhiều quyền ưu tiên, điển hình như đi trước các phương tiện khác, từ bất cứ hướng nào, trong bất kì hoàn cảnh nào.
Theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ mới nhất, xe ưu tiên, hay còn được gọi là xe được quyền ưu tiên, là những phương tiện thực thi công vụ, không bị hạn chế tốc độ và được phép đi vào đường ngược chiều hoặc bất cứ đường nào khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ (chỉ trừ đoàn xe tang), nhưng phải tuân theo sự chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Xe tang có quyền vượt qua không?
Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về quyền ưu tiên của một số loại xe như sau:
Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
– Đoàn xe tang.
Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Như vậy căn cứ quy định của pháp luật, mặc dù đoàn xe tang là đối tượng xe ưu tiên tuy nhiên đoàn xe tang không phải đoàn xe đi làm nhiệm vụ và không có các tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định của pháp luật, do vậy đoàn xe tang sẽ không có quyền giống như các xe ưu tiên khác, cụ thể ở đây là không được vựơt đèn đỏ.
Thứ tự xe ưu tiên được quy định như thế nào?
Nếu có nhiều xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ xuất hiện cùng lúc thì quyền ưu tiên được thực hiện như thế nào? Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ đã trích dẫn ở phần trên, thứ tự ưu tiên được sắp xếp từ cao đến thấp như sau:
- Xe chữa cháy.
- Xe quân sự, xe công an, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
- Xe cứu thương.
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp.
- Đoàn xe tang
Thứ tự ưu tiên của xe ưu tiên
Vậy có thể hiểu, nếu các loại xe trên xuất hiện cùng một thời điểm; và cùng một vị trí thì các xe ưu tiên thấp hơn sẽ phải nhường quyền cho các xe ưu tiên cao hơn. Xe có quyền ưu tiên cao nhất trong số đó là xe chữa cháy; sau đó lần lượt là xe quân sự, xe công an, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương, xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai; dịch bệnh, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp; và xe có quyền ưu tiên thấp nhất là đoàn xe tang.
Xe tang có quyền lợi gì không?
Xe ưu tiên được hưởng nhiều quyền ưu tiên mà pháp luật đã quy định. Điển hình nhất trong số đó là xe ưu tiên được quyền vượt đèn đỏ (trừ xe tang); và không bị hạn chế tốc độ khi đang đi làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó; cần lưu ý về trường hợp xe có đang đi làm nhiệm vụ hay không để xác định mức độ ưu tiên của từng loại xe.
Xe tang có được ưu tiên không? Theo danh sách liệt kê xe ưu tiên thì “đoàn xe tang” là một trong số những phương tiện được hưởng quyền ưu tiên; và người đi đường phải nhường đường cũng như không được gây cản trở khi gặp phải. Tuy nhiên, chỉ khi nào xe tang thực hiện nhiệm vụ “đưa tang”; và đi thành đoàn thì mới được xem là “đoàn xe tang” theo như quy định. Còn nếu chỉ là xe tang đi bình thường trên đường; thì sẽ được đối xử như những loại xe ô tô tương ứng khác. Bên cạnh đó, riêng đoàn xe tang là loại xe ưu tiên không được phép vượt đèn đỏ nếu không cũng sẽ bị xử phạt lỗi vượt đèn đỏ theo quy định của pháp luật.
Thứ tự xe ưu tiên qua ngã tư hay đi qua bất kì đoạn đường ngược chiều; chật hẹp nào đều được tuân thủ chặt chẽ theo quy định từ xe ưu tiên nhất là xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ cho đến đoàn xe tang. Pháp luật dựa trên mức độ nguy cấp của từng loại xe; và sắp xếp theo thứ tự cho nên người điều khiển phương tiện cần chú ý các quy định của pháp luật để thực hiện cho đúng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “ Xe tang có quyền vượt qua không? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dịch vụ công chứng tại nhà…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Có được cấp hộ chiếu lần đầu ở nơi tạm trú không?
- Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?
- Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch bị xử lý như thế nào?
- Huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Nếu không nhường đường cho xe ưu tiên; có thể bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; với mức xử phạt cụ thể như sau:
– Ô tô: 03 – 05 triệu đồng
– Xe máy: 600.000 – 01 triệu đồng
– Máy kéo, xe máy chuyên dùng: 800.000 – 1 triệu đồng
Nghiêm cấm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng còi, cờ, đèn phát tín hiệu ưu tiên hoặc xe được quyền ưu tiên nhưng lắp đặt, sử dụng tín hiệu còi, cờ, đèn ưu tiên không đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được SĐBS bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ của ô tô đã có sự thay đổi, cụ thể như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”