Những năm gần đây, tình trạng độ đèn pha, đèn sương mù, lắp thêm đèn không theo thiết kế của nhà sản xuất trên ôtô khá phổ biến từ xe con tới xe khách, xe tải và cà xe máy. Mục đích là nhằm trang trí và tạo thêm hiệu ứng ánh sáng cho xe;…. Một số khác lại cho rằng lắp thêm để tăng độ sáng, thuận tiện cho việc tham gia giao thông. Vậy, Xe ô tô lắp thêm đèn bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Xe ô tô lắp thêm đèn có vi phạm pháp luật?
Khi sản xuất xe, nhà sản xuất đã xem xét đến các tính năng và số lượng đèn được gắn trên xe để phù hợp với việc chiếu sáng khi đi đường. Việc tự ý gắn thêm đèn cho xe có thể khiến người đi đường bị chói, lóa, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Chính vì vậy, khoản 13 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã nghiêm cấm hành vi sau: “Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng“.
Điều 55 Luật giao thông đường bộ 2008 này cũng quy định: “Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Theo đó, việc lắp đặt, sử dụng đèn không đúng với thiết kế của nhà sản xuất với từng loại xe cơ giới bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, hành vi lắp thêm hệ thống đèn led, đèn mắt cú,… trang trí và thêm ánh sáng cho xe là không đúng với thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. Do đó, tự ý lắp thêm đèn trợ sáng cho xe là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt vi phạm giao thông đường bộ.
Xe ô tô lắp thêm đèn bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với hành vi này như sau:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;”
Trước đó, Điểm a Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:
“Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe;
Như vậy, trước đây Nghị định 46/2016/NĐ-CP chỉ xử phạt lỗi lắp thêm đèn chiếu sáng về phía sau xe. Tuy nhiên, hiện nay người điều khiển xe ô tô mà lắp thêm đèn phía trước xe cũng bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Xe ô tô lắp thêm đèn có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
Căn cứ Điểm a và Điểm b Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm e khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;”
Theo đó, nếu điều khiển xe ô tô mà lắp thêm đèn phía trước thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Bên cạnh đó còn bị tịch thu đèn lắp thêm.
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe do lắp thêm đèn
Theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép được xác định dựa vào việc tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã tạm giữ được giấy phép lái xe hay chưa. Cụ thể như sau:
- Nếu người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép của bạn thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
- Nếu người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép của bạn thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với hành vi vi phạm.
Trong nội dung quyết định xử phạt sẽ phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Xe ô tô lắp thêm đèn bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Lắp thêm đèn chiếu sáng cho xe có bị xử phạt không?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Đèn Chiếu Sáng là bộ phận chiếu sáng phía trước đầu xe. Tác dụng chính là chiếu sáng và tác dụng phụ là định vị với các xe ngược chiều. Đèn chiếu sáng sẽ có hai chế độ chính là đèn chiếu xa (đèn pha) và đèn chiếu gần (đèn cốt).
Đèn cốt được sử dụng để chiếu sáng hướng xuống mặt đường gần với xe; giúp bạn quan sát và vận hành an toàn khi đi chậm như đi trong phố.
Đèn pha thường được sử dụng để đi đường trường; hoặc khi chạy xe tốc độ nhanh mà bạn cần quan sát xa và rộng.
Việc xử phạt lỗi lắp thêm đèn xe của bạn sẽ bị lập biên bản. Việc này phải được lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ này bao gồm: biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính; các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.