Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang chịu ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh. Đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với doanh nghiệp. Một số công ty phải thay đổi cơ cấu, bán lại dẫn đến người lao động mất việc làm. Việc buộc chấm dứt hợp đồng với người lao động trong một số trường hợp cần có căn cứ tiến hành qua phương án sử dụng lao động.
Câu hỏi của khách hàng: Chào luật sư. Tôi hiện tại đang làm bên mảng nhân sự của công ty. Sắp tới công ty tôi thay đổi cơ cấu tổ chức sắp xếp lại lao động. Muốn chấm dứt hợp đồng với một phòng ban khoảng 12 người. Vậy chúng tôi có cần xây dựng phương án sử dụng lao động không? Nếu cần thì phải viết những gì? Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn quý công ty.
Bạn đọc có thể tham khảo lưu ý khi xây dựng phương án sử dụng lao động qua bài viết của Luật sư X chúng tôi sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phương án sử dụng lao động là gì?
Phương án sử dụng lao động được xem như là một bản kế hoạch về việc sẽ điều chỉnh người lao động của doanh nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thực tế và trong khuôn khổ quy định pháp luật đưa ra phương án thay đổi nhận sự trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải lúc nào muốn thay đổi đều lập phương án này được. Bởi quan hệ lao động bắt đầu hình thành căn cứ hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao động ghi nhận cụ thể về thỏa thuận công việc, mức lương nên không phải người sử dụng lao động muốn thay đổi đều được.
Khi nào cần xây dựng phương án sử dụng lao động?
Căn cứ khoản 3 Điều 42 và Khoản 4 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 thì có hai trường hợp phải lập phương án sử dụng lao động:
- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
- Người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Cụ thể với trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ theo Điều 41. Công ty phải có căn cứ về những thay đổi phù hợp quy định pháp luật. Ví dụ thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi công nghệ, kinh doanh gắn với nghề; Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm. Còn vì lý do kinh tế thì gồm trường hợp khủng hoảng, suy thoái kinh tế; thực hiện chính sách pháp luật Nhà nước cơ cấu lại nền kinh tế.
Doanh nghiệp có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức nhân sự và bỏ đi vị trí không cần thiết. Công ty không còn cách nào khác và không có vị trí thích hợp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động. Tránh trường hợp công ty cố tình lấy lấy lý do thay đổi cơ cấu để chấm dứt hợp đồng với người lao động. Bởi vậy, việc có đủ căn cứ chứng minh về thay đổi của công ty là vô cùng cần thiết.
Xem thêm
Bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này có thể tham khảo bài viết tương tự như:
- Người lao động mất việc khi doanh nghiệp bị mua lại?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như thế nào?
- Trợ cấp mất việc làm là gì? Cách tính trợ cấp mất việc?
Nội dung phương án sử dụng lao động
Sau khi rà soát, lập và phân loại danh sách người lao động cùng công việc phù hợp. Căn cứ Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 phương án sử dụng lao động được xây dựng gồm những nội dung sau:
- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng
- Số lượng và danh sách người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
- Số lượng và danh sách người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Phương án được được người sử dụng lao động cùng với tổ chức đại diện lao động tại cơ sở đóng góp ý kiến xây dựng. Sau 15 ngày kể từ khi được thông qua thì phương án được công khai cho người lao động biết đến. Hợp đồng lao động chấm dứt theo thỏa thuận các bên hoặc thực hiện dựa trên căn cứ trong phương án đã được công khai.
Trường hợp những lao động buộc phải chấm dứt hợp đồng sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp mất việc làm. Cụ thể mức hưởng được tính theo quy định Điều 47 Bộ luật Lao động 2019. Mức thấp nhất bằng 2 tháng tiếng lương, hướng dẫn chi tiết tại điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Thông tin liên hệ
Mong rằng bài viết này có thể giúp ích cho quý khách hàng. Nếu khách hàng còn thắc mắc cần sử dụng soạn thảo văn bản phương án sử dụng lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 . Ngoài ra bạn có thể liên hệ qua link sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đầu tiên là rà soát lao động, đánh giá sự cần thiết các vị trí và năng suất làm việc của từng nhân viên. Lập và phân loại danh sách người lao động từ căn cư rà soát được. Danh sách gồm người tiếp tục làm việc, người cần đào tạo thêm, vị trí không cần thiết phải cắt bỏ. Tính toán nguồn chi phí ngân sách thực hiện ngân sách. Lấy ý kiến, chốt danh sách cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật lao động 2019. Mức tiền lương tính trợ cấp mất việc làm căn cứ bình quân 6 tháng tiền lương liền kề. Mỗi năm thời gian làm việc tính tương ứng 1 tháng lương. Số năm tính trên thời gian thực tế làm việc trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Sau khi chấm dứt hợp đồng các bên hoàn trả giấy tờ và nghĩa vụ về tài sản cho nhau. Trong vòng 14 ngày hoặc chậm nhất là 30 ngay từ khi chấm dứt hợp đồng. Nếu công ty không trả đầy đủ khoản tiền theo quy định của pháp luật bạn có quyền khiếu nại đến công ty. Nếu vẫn trốn tránh không giải bạn gửi đơn khiếu nại đến Phòng lao động thương binh và xã hội.