Xin chào luật sư. Theo tôi được biết thì công đồng dân cư nơi vùng quy hoạch có quyền đóng góp ý kiến với quy hoạch xây dựng trước khi quy hoạch này được áp dụng. Vậy cụ thể vấn đề lấy ý kiến cộng đồng dân cư này thực hiện như thế nào? Cần tuân thủ theo những quy định và nguyên tắc gì? Và vì sao phải lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư là một trong các công việc bắt buộc phải thực hiện trong quá trình lập quy hoạch theo quy định pháp luật. Việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cứ nhằm công khai và minh bạch hóa thông tin quy hoạch trong quá trình thực hiện, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra và cũng tạo được sự đồng thuận của nhân dân khi thực hiện quy hoạch. Cộng đồng dân cư nơi vùng quy hoạch là chủ thể trực tiếp chịu tác động nên cần được ghi nhận ý kiến với các cơ quan nhà nước. Vậy pháp luật quy định về việc lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch như thế nào? Hình thức, thời gian, trách nhiệm thực hiện ra sao? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Vì sao phải lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng 2020
- Luật Xây dựng 2014
- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng là gì?
Theo Luật xây dựng 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về quy hoạch xây dựng như sau:
–Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
Trong đó:
– Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của liên huyện, một huyện trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.”;
– Quy hoạch xây dựng khu chức năng là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng quy định tại khoản 25 Điều này. Quy hoạch xây dựng khu chức năng gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.”.
Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng khu chức năng là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
– Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.
– Quy hoạch đô thị là quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, bao gồm các loại quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch đô thị.
Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị.
Quy định về lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch
Lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch là việc bắt buộc mà cơ quan, tổ chức liên quan đến lập quy hoạch phải thực hiện. Việc này được quy định rõ tại Luật xây dựng và các văn bản pháp luật về quy hoạch.
Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch
Cụ thể, Điều 16 của Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về trách nhiệm lấy ý kiến về việc quy hoạch của cơ quan, tổ chức cá nhân như sau:
Điều 16. Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
1. Cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
Ủy ban nhân dân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
2. Đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan ở địa phương.
3. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó việc lấy ý kiến lập quy hoạch sẽ do Cơ quan, chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng thực hiện; đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây dựng có trách nhiệm. Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan phải phối hợp với các cơ quan tổ chức trong việc lấy ý kiến.
Cụ thể vấn đề này được quy định tại Mục 4 Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng như sau:
Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng vùng
– Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về nội dung đồ án quy hoạch thuộc trách nhiệm của Bộ mình tổ chức lập trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng chức năng đặc thù thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
– Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
– Trường hợp đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù do Bộ Xây dựng tổ chức lập, thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan có trách nhiệm phối hợp lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan tại địa phương trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.
Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng nông thôn
Cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan trong quá trình lập đồ án quy hoạch nông thôn.
Hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng
Về hình thức, thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng, theo Điều 17 Luật xây dựng quy định như sau:
– Việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản hoặc góp ý kiến trực tiếp.
– Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
– Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 20 ngày đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
– Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng; trường hợp không tiếp thu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trước khi phê duyệt quy hoạch.
– Chính phủ quy định chi tiết việc lấy ý kiến về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.
Vì sao phải lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch?
Lấy ý kiến cộng đồng là một quy trình mang tính bắt buộc trong tổng thể quá trình lập quy hoạch đô thị đã được pháp luật quy định. Đây cũng là một phương pháp quy hoạch được các đô thị trên thế giới áp dụng để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, xã hội dân chủ và công bằng.
Việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng là nhằm thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch. Do đó, ngoài việc lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm chất lượng quy hoạch thì việc lấy ý kiến của người dân trong khu vực bị tác động bởi quy hoạch là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của họ.
Chính bản thân những người dân trong khu vực được quy hoạch sẽ phải chịu những sự thay đổi khi thực hiện quy hoạch, nó tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cộng đồng dân cư nên căn cứ vào ý kiến của người dân để điều chỉnh quy hoạch là hoàn toàn hợp lý.
Lấy ý kiến cộng đồng dân cư để bảo đảm người dân được biết toàn bộ nội dung của dự thảo quy hoạch và đưa ra đánh giá, kiến nghị. Quy hoạch có thể được điều chỉnh hoặc sửa đổi sau khi lấy ý kiến.
Việc này cũng thể hiện chính quyền rất tôn trọng quyền và ý kiến đóng góp của người dân đồng thời quyền lợi của người dân được bảo vệ đúng theo trình tư pháp luật khi tiến hành quy hoạch.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Vì sao phải lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về các thủ tục trích lục hộ tịch như trích lục khai sinh, khai tử, trích lục hôn nhân và muốn tham khảo thủ tục trích lục kết hôn tại đại sứ quán cũng như các vấn đề pháp lý khác, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Nguyên lý quy hoạch đô thị gồm những gì?
- Quy trình cung cấp thông tin quy hoạch như thế nào?
- Đất quy hoạch ODT là gì theo quy định mới năm 2022?
Câu hỏi thường gặp
Về căn cứ lập quy hoạch xây dựng, cần dựa vào các yếu tố sau:
a) Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực trong cùng giai đoạn phát triển;
b) Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Quy hoạch thời kỳ trước;
d) Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan;
đ) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế – xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
– Quy hoạch xây dựng phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn. Định kỳ rà soát quy hoạch xây dựng là 10 năm đối với quy hoạch vùng, 05 năm đối với quy hoạch chung và quy hoạch phân khu, 03 năm đối với quy hoạch chi tiết kể từ ngày quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
-Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm rà soát quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
– Kết quả rà soát quy hoạch xây dựng phải được báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng để xem xét, quyết định.
-Trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng, các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư có liên quan phải được tổ chức tư vấn phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng hợp, giải trình bằng văn bản.
-Các nội dung góp ý phải được phân tích, giải trình đầy đủ, làm cơ sở hoàn chỉnh các phương án quy hoạch theo hướng đảm bảo sự phù hợp, có tính khả thi, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.
-Văn bản giải trình, tiếp thu ý kiến đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là một thành phần của hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng.