Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Dân Sự

Vay tiền của cá nhân có phải là giao dịch liên kết không?

Hoài Thu by Hoài Thu
Tháng 6 17, 2022
in Luật Dân Sự
0

Có thể bạn quan tâm

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản?

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu?

Như thế nào là cho vay nặng lãi?

Sơ đồ bài viết

  1. Quy định của Luật dân sự về cho vay tiền
  2. Giao dịch liên kết là gì?
  3. Các bên có liên hệ liên kết là gì?
  4. Nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết
  5. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được tính như thế nào?
  6. Vay tiền của cá nhân có phải là giao dịch liên kết không?
  7. Thông tin liên hệ
  8. Câu hỏi thường gặp

Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính; mua, bán, trao đổi,… Vậy, vay tiền cá nhân có phải là giao dịch liên kết không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau của Luật sư X!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Nghị định 132/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Quy định của Luật dân sự về cho vay tiền

Từ xưa đến nay, việc cho vay tiền giữa cá nhân với nhau thường rất hay xảy ra tranh chấp. Khi những mâu thuẫn không thể tự giải quyết, thỏa thuận được với nhau, đa phần họ sẽ tìm đến pháp luật. Vậy những quy định của luật dân sự về cho vay tiền như thế nào?

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. 

Tại Khoản 1 Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các loại tài sản khác. Như vậy, quy định của luật dân sự về cho vay tiền sẽ được áp dụng theo những quy định về hợp đồng vay tài sản. Theo đó, vấn đề lãi suất sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Đối với việc thực hiện hợp đồng và nghĩa vụ trả nợ được quy định chi tiết tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 quy định chung đối với hợp đồng cho vay tài sản. Do đó, quy định của Luật dân sự về cho vay tiền sẽ được áp dụng theo những quy định chung trên.

Vay tiền của cá nhân có phải là giao dịch liên kết không?
Vay tiền của cá nhân có phải là giao dịch liên kết không?

Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết được quy định ở Điều 1 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau: “Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết”.

Các bên có liên hệ liên kết là gì?

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các bên có liên hệ liên kết như sau: Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia. Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết

Theo Điều 3 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết trong doanh nghiệp như sau: Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện. Cơ quan thuế quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế tương ứng với giá trị tạo ra từ bản chất giao dịch, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, không công nhận các giao dịch liên kết không theo nguyên tắc giao dịch độc lập làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết đó để xác định đúng nghĩa vụ thuế.

Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết được tính như thế nào?

Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết được quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP như sau: Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Phần chi phí lãi vay không được trừ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ. Từ quy định trên, ta có công thức tính tổng chi phí lãi vay được trừ như sau:

Tổng chi phí lãi tiền vay được trừ = 30% * (Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay – lãi tiền gửi/tiền cho vay + chi phí khấu hao)

Trong đó:
EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) =Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay – lãi tiền gửi/tiền cho vay + chi phí khấu hao)
Như vậy:

Tổng chi phí lãi tiền vay được trừ = 30% * EBITDA

Vay tiền của cá nhân có phải là giao dịch liên kết không?

Phần lớn các giao dịch vay mượn tiền bản chất trong thực tế là giao dịch vay mượn tiền. Trừ trường hợp được xác định là mượn tiền thì quyền sở hữu đối với số tiền đó sẽ không thay đổi.

Như vậy, vay tiền của cá nhân có thể là giao dịch liên kết.

Mời bạn xem thêm:

  • Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
  • Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới năm
  • Đơn khởi kiện việc đòi trả nợ mới nhất

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vay tiền của cá nhân có phải là giao dịch liên kết không”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  • FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các bên có quan hệ liên kết được hiểu như thế nào?

Các bên có quan hệ liên kết là việc 1 bên tham gia hoặc điều hành (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào bên còn lại; hoặc thông qua một bên thứ 3

Nguyên tắc xử lý giao dịch liên kết là gì?

Người nộp thuế có giao dịch liên kết nếu quan hệ liên kết này dẫn đến việc làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp, thì khi đó phải loại trừ các yếu tố này để xác định đúng nghĩa vụ thuế phải nộp cho nhà nước

Định nghĩa về giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết được hiểu đơn giản là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Được thể hiện qua việc vay – cho vay, mua – bán, mượn –  cho mượn, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính,…

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Vay tiền có được gọi là giao dịch liên kết?Vay tiền có phải là giao dịch liên kết?Vay tiền của cá nhân có phải là giao dịch liên kết không?

Mới nhất

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản

Giấy quyết định ly hôn có mấy bản?

by Hương Giang
Tháng 8 13, 2024
0

Giấy quyết định ly hôn có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống pháp lý và thực tiễn cuộc sống...

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu

Xin giấy xác nhận dân sự mất bao lâu?

by Hương Giang
Tháng 8 13, 2024
0

Giấy xác nhận dân sự có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống và các giao...

Như thế nào là cho vay nặng lãi

Như thế nào là cho vay nặng lãi?

by Hương Giang
Tháng 7 23, 2024
0

Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi...

Ai được hưởng thừa kế thế vị

Ai được hưởng thừa kế thế vị?

by Hương Giang
Tháng 7 11, 2024
0

Thừa kế thế vị là một khái niệm trong luật thừa kế, trong đó người thừa kế được nhận phần...

Next Post
Khi sở hữu nhà chung cư thì có được thay đổi kết cấu hay không?

Khi sở hữu nhà chung cư thì có được thay đổi kết cấu hay không?

Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư cá nhân mới năm 2022

Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư cá nhân mới năm 2022

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x